Hội nghị cấp cao Á-Âu (ASEM) chiều 5/11 đã chính thức công nhận Bangladesh, Thụy Sĩ và Na Uy là thành viên mới tại hội nghị cấp cao ASEM lần thứ 9 diễn ra tại thủ đô Vientiane của Lào, qua đó nâng tổng số thành viên của ASEM lên 51.
Các vị lãnh đạo đã nồng nhiệt chúc mừng các thành viên mới, khẳng định sự tham gia của ba quốc gia chứng tỏ sức hấp dẫn của ASEM, đồng thời tạo thêm sức mạnh và vị thế mới cho hợp tác của diễn đàn.
Đây là lần thứ tư ASEM mở rộng quy mô kết nạp kể từ khi được thành lập vào năm 1996. Trong tổng số 51 thành viên, 31 thành viên đến từ châu Âu và 20 nước châu Á.
[Châu Âu cần châu Á hỗ trợ giải quyết khủng hoảng]
Tại phiên họp kín đầu tiên về “Các vấn đề kinh tế-tài chính,” các vị lãnh đạo đã thống nhất nhận định tình hình kinh tế thế giới tiếp tục khó khăn, tăng trưởng chậm lại, cuộc khủng hoảng nợ công ở khu vực đồng euro ngày càng nghiêm trọng, tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế mới nổi giảm sút.
Trong bối cảnh đó, các vị lãnh đạo khẳng định quyết tâm tạo động lực mới cho hợp tác kinh tế giữa hai châu lục nhằm thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững, cân bằng và đồng đều, chú trọng hợp tác tài chính, tăng cường kết nối, thuận lợi hóa thương mại và đầu tư, giải quyết vấn đề việc làm, khôi phục lòng tin của thị trường, tăng cường minh bạch và cải cách hệ thống tài chính.
Hội nghị bày tỏ ủng hộ các biện pháp của Hội nghị cấp cao G-20 về thúc đẩy tăng trưởng và tạo việc làm, nhu cầu chuyển đổi mô hình tăng trưởng.
Hội nghị nhất trí tiếp tục đóng góp vào những nỗ lực cải cách quản trị kinh tế toàn cầu và các định chế tài chính quốc tế, nhất là Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới theo hướng nâng cao tiếng nói và vai trò của các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển, đồng thời ủng hộ hệ thống thương mại đa phương và kết thúc thành công Vòng đàm phán Doha./.
Các vị lãnh đạo đã nồng nhiệt chúc mừng các thành viên mới, khẳng định sự tham gia của ba quốc gia chứng tỏ sức hấp dẫn của ASEM, đồng thời tạo thêm sức mạnh và vị thế mới cho hợp tác của diễn đàn.
Đây là lần thứ tư ASEM mở rộng quy mô kết nạp kể từ khi được thành lập vào năm 1996. Trong tổng số 51 thành viên, 31 thành viên đến từ châu Âu và 20 nước châu Á.
[Châu Âu cần châu Á hỗ trợ giải quyết khủng hoảng]
Tại phiên họp kín đầu tiên về “Các vấn đề kinh tế-tài chính,” các vị lãnh đạo đã thống nhất nhận định tình hình kinh tế thế giới tiếp tục khó khăn, tăng trưởng chậm lại, cuộc khủng hoảng nợ công ở khu vực đồng euro ngày càng nghiêm trọng, tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế mới nổi giảm sút.
Trong bối cảnh đó, các vị lãnh đạo khẳng định quyết tâm tạo động lực mới cho hợp tác kinh tế giữa hai châu lục nhằm thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững, cân bằng và đồng đều, chú trọng hợp tác tài chính, tăng cường kết nối, thuận lợi hóa thương mại và đầu tư, giải quyết vấn đề việc làm, khôi phục lòng tin của thị trường, tăng cường minh bạch và cải cách hệ thống tài chính.
Hội nghị bày tỏ ủng hộ các biện pháp của Hội nghị cấp cao G-20 về thúc đẩy tăng trưởng và tạo việc làm, nhu cầu chuyển đổi mô hình tăng trưởng.
Hội nghị nhất trí tiếp tục đóng góp vào những nỗ lực cải cách quản trị kinh tế toàn cầu và các định chế tài chính quốc tế, nhất là Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới theo hướng nâng cao tiếng nói và vai trò của các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển, đồng thời ủng hộ hệ thống thương mại đa phương và kết thúc thành công Vòng đàm phán Doha./.
(TTXVN)