Ngày 26/4, phóng viên TTXVN tại Jakarta dẫn tuyên bố Chủ tịch của Hội nghị cấp cao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á (ASEAN) lần thứ 22 được tổ chức tại Brunei, cho biết vòng đàm phán đầu tiên về Hiệp định đối tác toàn diện khu vực (RCEP) sẽ được bắt đầu vào tháng 5 tới.
Theo lịch trình, các nhà đàm phán đến từ 16 quốc gia sẽ gặp nhau trong 5 ngày, bắt đầu từ ngày 9/5 tới tại Bunây để thảo luận một số nội dung chính trong tiến trình đàm phán RCEP, trong đó tập trung vào các vấn đề hàng hóa, dịch vụ và đầu tư.
RCEP bao gồm 10 thành viên ASEAN và 6 đối tác kinh tế quan trọng của khối là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand và ấn Độ (hay còn gọi là ASEAN+6). Các nước ASEAN hiện đang có các Hiệp định thương mại tự do (FTA) riêng rẽ với một số nước trên.
Các quan chức ASEAN cho biết RCEP -được khởi xướng bởi các nước Đông á tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 21 tại Campuchia vào cuối năm 2102, được kỳ vọng sẽ cụ thể hóa nỗ lực hòa nhập nhiều FTA khác nhau đang được áp dụng trong khu vực để tối đa hóa các lợi ích kinh tế.
Một số chuyên gia kinh tế nhận xét rằng RCEP với sự tham gia của Trung Quốc nếu thành hiện thực sẽ là khối kinh tế lớn nhất thế giới, tạo đối trọng với Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) do Mỹ dẫn dắt.
Cả hai hiệp định này sẽ đánh dấu một bước ngoặt mới trong chiến lược cạnh tranh giành ảnh hưởng tại châu á của hai cường quốc Mỹ-Trung.
Tuy nhiên, việc tập hợp nhiều hiệp định thương mại khác nhau cần được kết nối một cách chặt chẽ, để một hiệp định toàn diện sẽ phải có mức độ rào cản thương mại thấp hơn FTA hiện có.
Đây là điều kiện bắt buộc để đảm bảo được sự đồng thuận giữa các nước nhằm kết thúc các vòng đàm phán đúng thời hạn chót vào năm 2015.
Chuyên gia nghiên cứu Sanchita Basu Das đến từ Viện nghiên cứu Đông Nam á của Singapore nói rằng RCEP có phạm vi hẹp hơn TPP và không bao gồm một số vấn đề như quyền sở hữu trí tuệ, cải tổ doanh nghiệp nhà nước, hay quy định về chất lượng hàng hóa.
Theo một số quy định đã dự thảo, quy tắc đối xử đặc biệt và đặc thù sẽ được áp dụng cho các thành viên nghèo hơn như Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam.
Bên cạnh đó, các điều khoản linh hoạt cũng sẽ cho phép các thành viên đơn phương tạm đình chỉ các chính sách thương mại với đối tác mà họ bất đồng hoặc ngăn chặn các ngành công nghiệp nhạy cảm do quá trình cạnh tranh.
Trong khi những sự linh hoạt trên thu hút sự quan tâm của các nước đang phát triển tham gia RCEP thì vẫn có một số ý kiến chỉ trích cho rằng các quy định trên có thể tạo ra các rào chắn về sự hội nhập sâu rộng hơn của những nước này, gây bất lợi cho các quốc gia chưa sẵn sàng cho quá trình cải tổ./.
Theo lịch trình, các nhà đàm phán đến từ 16 quốc gia sẽ gặp nhau trong 5 ngày, bắt đầu từ ngày 9/5 tới tại Bunây để thảo luận một số nội dung chính trong tiến trình đàm phán RCEP, trong đó tập trung vào các vấn đề hàng hóa, dịch vụ và đầu tư.
RCEP bao gồm 10 thành viên ASEAN và 6 đối tác kinh tế quan trọng của khối là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand và ấn Độ (hay còn gọi là ASEAN+6). Các nước ASEAN hiện đang có các Hiệp định thương mại tự do (FTA) riêng rẽ với một số nước trên.
Các quan chức ASEAN cho biết RCEP -được khởi xướng bởi các nước Đông á tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 21 tại Campuchia vào cuối năm 2102, được kỳ vọng sẽ cụ thể hóa nỗ lực hòa nhập nhiều FTA khác nhau đang được áp dụng trong khu vực để tối đa hóa các lợi ích kinh tế.
Một số chuyên gia kinh tế nhận xét rằng RCEP với sự tham gia của Trung Quốc nếu thành hiện thực sẽ là khối kinh tế lớn nhất thế giới, tạo đối trọng với Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) do Mỹ dẫn dắt.
Cả hai hiệp định này sẽ đánh dấu một bước ngoặt mới trong chiến lược cạnh tranh giành ảnh hưởng tại châu á của hai cường quốc Mỹ-Trung.
Tuy nhiên, việc tập hợp nhiều hiệp định thương mại khác nhau cần được kết nối một cách chặt chẽ, để một hiệp định toàn diện sẽ phải có mức độ rào cản thương mại thấp hơn FTA hiện có.
Đây là điều kiện bắt buộc để đảm bảo được sự đồng thuận giữa các nước nhằm kết thúc các vòng đàm phán đúng thời hạn chót vào năm 2015.
Chuyên gia nghiên cứu Sanchita Basu Das đến từ Viện nghiên cứu Đông Nam á của Singapore nói rằng RCEP có phạm vi hẹp hơn TPP và không bao gồm một số vấn đề như quyền sở hữu trí tuệ, cải tổ doanh nghiệp nhà nước, hay quy định về chất lượng hàng hóa.
Theo một số quy định đã dự thảo, quy tắc đối xử đặc biệt và đặc thù sẽ được áp dụng cho các thành viên nghèo hơn như Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam.
Bên cạnh đó, các điều khoản linh hoạt cũng sẽ cho phép các thành viên đơn phương tạm đình chỉ các chính sách thương mại với đối tác mà họ bất đồng hoặc ngăn chặn các ngành công nghiệp nhạy cảm do quá trình cạnh tranh.
Trong khi những sự linh hoạt trên thu hút sự quan tâm của các nước đang phát triển tham gia RCEP thì vẫn có một số ý kiến chỉ trích cho rằng các quy định trên có thể tạo ra các rào chắn về sự hội nhập sâu rộng hơn của những nước này, gây bất lợi cho các quốc gia chưa sẵn sàng cho quá trình cải tổ./.
(TTXVN)