Mười nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và sáu đối tác kinh tế quan trọng của khối là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australiaa, New Zealand và Ấn Độ (còn gọi là ASEAN+6), ngày 9/5 đã bắt đầu vòng đàm phán đầu tiên.
Vòng đám phán hướng tới việc thiết lập Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) - một trong những khối thương mại tự do lớn nhất thế giới.
Dự kiến, trong vòng đàm phán đầu tiên kéo dài năm ngày tại Brunei này, ASEAN+6 sẽ thảo luận về phạm vi và cách thức đàm phán RCEP nhằm đi đến một thỏa thuận vào năm 2015.
Bên cạnh việc thành lập một ủy ban gồm các quan chức cấp cao, ASEAN+6 cũng sẽ triển khai các nhóm công tác liên quan tới hoạt động trao đổi hàng hóa, dịch vụ và đầu tư.
Nếu thành hiện thực, RCEP sẽ có trên 3 tỷ người, chiếm khoảng 1/2 thị trường toàn cầu và 1/3 sản lượng kinh tế thế giới.
RCEP, được khởi xướng bởi các nước Đông Á tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 21, diễn ra ở Campuchia hồi cuối năm ngoái, được kỳ vọng sẽ cụ thể hóa nỗ lực hòa nhập nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) khác nhau đang được áp dụng trong khu vực để tối đa hóa các lợi ích kinh tế.
Một số chuyên gia kinh tế nhận xét rằng nếu thành hiện thực, cùng với sự tham gia của Trung Quốc, RCEP sẽ là khối kinh tế lớn nhất thế giới, tạo đối trọng với Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) do Mỹ dẫn dắt.
Cả hai hiệp định này sẽ đánh dấu một bước ngoặt mới trong chiến lược cạnh tranh giành ảnh hưởng tại châu Á của hai cường quốc Mỹ-Trung.
Trong khi đó, giới chức Nhật Bản cho rằng TPP có thể trở thành nền tảng cho RCEP và thậm chí là một FTA lớn hơn - Hiệp định thương mại tự do khu vực châu Á-Thái Bình Dương./.
Vòng đám phán hướng tới việc thiết lập Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) - một trong những khối thương mại tự do lớn nhất thế giới.
Dự kiến, trong vòng đàm phán đầu tiên kéo dài năm ngày tại Brunei này, ASEAN+6 sẽ thảo luận về phạm vi và cách thức đàm phán RCEP nhằm đi đến một thỏa thuận vào năm 2015.
Bên cạnh việc thành lập một ủy ban gồm các quan chức cấp cao, ASEAN+6 cũng sẽ triển khai các nhóm công tác liên quan tới hoạt động trao đổi hàng hóa, dịch vụ và đầu tư.
Nếu thành hiện thực, RCEP sẽ có trên 3 tỷ người, chiếm khoảng 1/2 thị trường toàn cầu và 1/3 sản lượng kinh tế thế giới.
RCEP, được khởi xướng bởi các nước Đông Á tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 21, diễn ra ở Campuchia hồi cuối năm ngoái, được kỳ vọng sẽ cụ thể hóa nỗ lực hòa nhập nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) khác nhau đang được áp dụng trong khu vực để tối đa hóa các lợi ích kinh tế.
Một số chuyên gia kinh tế nhận xét rằng nếu thành hiện thực, cùng với sự tham gia của Trung Quốc, RCEP sẽ là khối kinh tế lớn nhất thế giới, tạo đối trọng với Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) do Mỹ dẫn dắt.
Cả hai hiệp định này sẽ đánh dấu một bước ngoặt mới trong chiến lược cạnh tranh giành ảnh hưởng tại châu Á của hai cường quốc Mỹ-Trung.
Trong khi đó, giới chức Nhật Bản cho rằng TPP có thể trở thành nền tảng cho RCEP và thậm chí là một FTA lớn hơn - Hiệp định thương mại tự do khu vực châu Á-Thái Bình Dương./.
(TTXVN)