ASEAN thảo luận các chương trình nghị sự tài chính và tiền tệ

Ba chương trình nghị sự ưu tiên của ASEAN trong Kênh tài chính bao gồm Giao dịch bằng đồng nội tệ (LCT) và thanh toán xuyên biên giới; hợp tác trong lĩnh vực tài chính và y tế; và an ninh lương thực.
ASEAN thảo luận các chương trình nghị sự tài chính và tiền tệ ảnh 1(Nguồn: ASEAN)

Trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN (AFGMM) lần thứ nhất năm 2023 diễn ra từ ngày 28-31/3 tại Bali, Indonesia ngày 30/3, Hội nghị Thứ trưởng Tài chính và Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN (AFCDM) đã thảo luận thảo luận về các chương trình nghị sự tài chính và tiền tệ khu vực.

Hội nghị đã thảo luận về các ưu tiên của Chủ tịch ASEAN về kênh tài chính; báo cáo hội nhập tài chính ASEAN và lộ trình hội nhập tài chính tiền tệ, cũng như công tác chuẩn bị chương trình nghị sự cho Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN (AFGMM) lần thứ nhất năm 2023.

Hội nghị cũng thảo luận về 3 chương trình nghị sự ưu tiên của ASEAN trong Kênh tài chính, bao gồm Giao dịch bằng đồng nội tệ (LCT) và thanh toán xuyên biên giới; hợp tác trong lĩnh vực tài chính và y tế; và an ninh lương thực.

Ba chương trình nghị sự ưu tiên này cùng với các chương trình nghị sự khác sẽ được thảo luận trong 3 cụm chiến lược chính là chương trình nghị sự phục hồi-xây dựng lại, chương trình nghị sự số hóa, và chương trình nghị sự phát triển bền vững.

[ASEAN công bố Bảng phân loại tài chính bền vững phiên bản 2]

Trong khuôn khổ nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN năm 2023, Bộ Tài chính, Ngân hàng Indonesia và Cơ quan Dịch vụ Tài chính Indonesia đề xuất 3 Nội dung kinh tế ưu tiên (PED) gồm duy trì phục hồi và đảm bảo ổn định kinh tế và tài chính cũng như khả năng phục hồi trong khu vực ASEAN; thúc đẩy kết nối hệ thống thanh toán, kiến thức tài chính kỹ thuật số và tính bao trùm kỹ thuật số nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế toàn diện, cũng như tăng cường khả năng ứng phó của kĩnh vực tài chính; và thúc đẩy tài trợ chuyển đổi nhằm phát triển tài chính bền vững và kinh tế xanh.

Ba PED này nhằm mục đích giúp ASEAN duy trì khả năng thích ứng khi đối mặt với các thách thức và rủi ro kinh tế trong tương lai.

Phát biểu tại hội nghị, người đứng đầu Cơ quan chính sách tài khóa thuộc Bộ Tài chính Indonesia Febrio Kacaribu nhấn mạnh rằng nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN lần thứ tư trong năm nay là động lực thúc đẩy vai trò quan trọng của quốc gia này trong khu vực, đặc biệt là trong việc thúc đẩy ASEAN trở thành trung tâm tăng trưởng của thế giới

Ông Febrio khẳng định: “Bằng cách đưa ra chủ đề ‘ASEAN quan trọng: Tâm điểm tăng trưởng,’ Indonesia tin rằng chủ đề này phản ánh khả năng ứng phó của ASEAN giữa những bất ổn toàn cầu, như lạm phát, sự gián đoạn chuỗi cung ứng, khủng hoảng địa chính trị, cũng như tác động của đại dịch.”

Ông Fabio cho biết ASEAN dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng hơn 4% trong năm nay và vẫn sẽ là điểm đến đầu tư hấp dẫn. Điều này có thể đạt được bằng cách tăng cường hợp tác, phối hợp và điều phối giữa các nước ASEAN với tư cách là một khu vực.

Về phần mình, Phó Thống đốc Ngân hàng Indonesia Dody Budi Waluyo đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ASEAN tăng cường phối hợp chính sách trong việc hỗ trợ phục hồi kinh tế, khuyến khích tăng trưởng và tăng cường ổn định tài chính. Theo đó, ASEAN cần tăng cường sức mạnh tổng hợp, cùng nhau thực hiện các bước đi và chính sách liên quan đến phục hồi và tăng trưởng kinh tế, kinh tế số và tài chính bền vững./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục