Các nước ASEAN cần đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu nông sản sạch để trở thành địa chỉ cung cấp lương thực, thực phẩm an toàn cho thị trường thế giới.
Các quan chức và chuyên gia đã nói như trên tại hội thảo "Các cơ hội phát triển nông sản sạch ở Tiểu khu vực sông Mekong" diễn ra tại Bangkok ngày 3/2.
Bộ trưởng Thương mại Thái Lan Porntiva Nakasai cho biết nhu cầu đối với các sản phẩm sạch đã tăng mạnh trong mấy năm qua và xuất khẩu những mặt hàng đó sẽ tăng ít nhất 10%/năm, do người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến vấn đề vệ sinh và an toàn thực phẩm.
Trong khi đó, Phó Chủ tịch Liên đoàn các phong trào nông nghiệp sạch quốc tế, ông Andre Leu, nêu bật tiềm năng của khu vực và cho rằng các nước ASEAN cần phát triển theo hướng trên để nâng cao thu nhập cho người nông dân, nâng cao chất lượng cuộc sống, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường.
Mặc dù kinh tế thế giới suy giảm trong năm 2009 nhưng thị trường tiêu thụ các nông sản sạch vẫn tiếp tục tăng, trong đó Trung Quốc là thị trường có mức tăng trưởng nhanh nhất.
Thị trường tiêu thụ các nông sản và hàng hóa sạch thế giới trị giá khoảng 100 tỷ USD/năm, trong đó khu vực Bắc Mỹ chiếm 50%.
Thái Lan và các nước khác trong khối ASEAN có nhiều tiềm năng tăng cường xuất khẩu nông sản sạch như gạo, thủy hải sản, đường và sắn sang Australia theo Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN-Australia.
Hiện có 138 nước sản xuất nông sản sạch trên diện tích 30,4 triệu ha, tập trung chủ yếu ở châu Á và châu Phi.
Tại Việt Nam, Chính phủ, các doanh nghiệp và tổ chức phi chính phủ đã giúp nông dân phát triển nông sản sạch từ giữa thập niên 1990, qua đó góp phần nâng cao thu nhập của nông dân và giảm chi phí mua thuốc trừ sâu.
Thị trường tiêu thụ chính các sản phẩm sạch của Việt Nam hiện nay là châu Âu do nhu cầu của thị trường trong nước còn hạn chế./.
Các quan chức và chuyên gia đã nói như trên tại hội thảo "Các cơ hội phát triển nông sản sạch ở Tiểu khu vực sông Mekong" diễn ra tại Bangkok ngày 3/2.
Bộ trưởng Thương mại Thái Lan Porntiva Nakasai cho biết nhu cầu đối với các sản phẩm sạch đã tăng mạnh trong mấy năm qua và xuất khẩu những mặt hàng đó sẽ tăng ít nhất 10%/năm, do người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến vấn đề vệ sinh và an toàn thực phẩm.
Trong khi đó, Phó Chủ tịch Liên đoàn các phong trào nông nghiệp sạch quốc tế, ông Andre Leu, nêu bật tiềm năng của khu vực và cho rằng các nước ASEAN cần phát triển theo hướng trên để nâng cao thu nhập cho người nông dân, nâng cao chất lượng cuộc sống, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường.
Mặc dù kinh tế thế giới suy giảm trong năm 2009 nhưng thị trường tiêu thụ các nông sản sạch vẫn tiếp tục tăng, trong đó Trung Quốc là thị trường có mức tăng trưởng nhanh nhất.
Thị trường tiêu thụ các nông sản và hàng hóa sạch thế giới trị giá khoảng 100 tỷ USD/năm, trong đó khu vực Bắc Mỹ chiếm 50%.
Thái Lan và các nước khác trong khối ASEAN có nhiều tiềm năng tăng cường xuất khẩu nông sản sạch như gạo, thủy hải sản, đường và sắn sang Australia theo Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN-Australia.
Hiện có 138 nước sản xuất nông sản sạch trên diện tích 30,4 triệu ha, tập trung chủ yếu ở châu Á và châu Phi.
Tại Việt Nam, Chính phủ, các doanh nghiệp và tổ chức phi chính phủ đã giúp nông dân phát triển nông sản sạch từ giữa thập niên 1990, qua đó góp phần nâng cao thu nhập của nông dân và giảm chi phí mua thuốc trừ sâu.
Thị trường tiêu thụ chính các sản phẩm sạch của Việt Nam hiện nay là châu Âu do nhu cầu của thị trường trong nước còn hạn chế./.
Trần Ngọc Tiến (Vietnam+)