ASEAN sau 2015: Liệu tăng trưởng cao có bền vững?

Theo tác giả Ponciano Intal - nhà nghiên cứu cấp cao thuộc Viện Nghiên cứu Kinh tế ASEAN và Đông Á tại Jarkarta (Indonesia) - Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) là nền kinh tế lớn thứ ba tại Đông Á, sau Trung Quốc và Nhật Bản. Chính vì thế, một ASEAN tăng trưởng lành mạnh sẽ có tác động tích cực đến châu Á và thế giới.

Tuy nhiên, thách thức ở đây là việc ASEAN có duy trì được đà tăng trưởng cao hiện nay hay không? Duy trì tăng trưởng thường niên tính trên thu nhập đầu người ở mức trung bình từ 5,5-7,3% trong ít nhất một thập niên không phải dễ dàng, nhưng cũng không phải là không thể đạt được.
Nhật báo Today của Singapore số ra mới đây đăng bài viết của tác giả Ponciano Intal - nhà nghiên cứu cấp cao thuộc Viện Nghiên cứu Kinh tế ASEAN và Đông Á tại Jarkarta (Indonesia) - nhận định về những khó khăn, thách thức đối với ASEAN sau năm 2015 là thời điểm các nước thành viên theo kế hoạch sẽ thiết lập một Cộng đồng Kinh tế.

Theo tác giả, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) là nền kinh tế lớn thứ ba tại Đông Á, sau Trung Quốc và Nhật Bản. Chính vì thế, một ASEAN tăng trưởng lành mạnh sẽ có tác động tích cực đến châu Á và thế giới.

Đà tăng trưởng bền vững sẽ giúp người nghèo trong khu vực thoát cảnh cực nghèo và tiến đến tầng lớp có thu nhập trung bình. Giờ đây, tỷ lệ cực nghèo ở Malaysia là bằng 0, còn Thái Lan là xấp xỉ 0. Triển vọng hầu hết người dân ASEAN sẽ trở thành tầng lớp trung lưu là mục tiêu tăng trưởng lâu dài của khu vực.

Tuy nhiên, thách thức ở đây là việc ASEAN có duy trì được đà tăng trưởng cao hiện nay hay không? Duy trì tăng trưởng thường niên tính trên thu nhập đầu người ở mức trung bình từ 5,5-7,3% trong ít nhất một thập niên không phải dễ dàng, nhưng cũng không phải là không thể đạt được. Để làm được như vậy, ASEAN đến năm 2025-2030 sẽ phải vượt qua động lực kinh tế của chính mình vào cuối thập niên 1980 và đầu thập niên 1990; giảm tỷ lệ cực nghèo xuống dưới 5% vào năm 2025, tiến tới xóa bỏ hoàn toàn vào năm 2030; và thu hẹp khoảng cách chênh lệch thu nhập.

Nếu đạt được mục tiêu tăng trưởng này, bốn nước thành viên ASEAN sẽ trở thành những nước có thu nhập cao, ba nước có thu nhập trên trung bình, còn Campuchia, Lào và Myanmar sẽ tăng gấp ba thu nhập bình quân đầu người.

Thực tế cho thấy, hầu hết các nước ASEAN đã và đang trải qua thời kỳ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ trong hơn 25 năm qua. Ngay cả Philippines, quốc gia cuối cùng trong nhóm các nước thu nhập trung bình trong khu vực, cũng đang duy trì đà tăng trưởng với nhịp độ có thể là gấp đôi thu nhập bình quân đầu người trong một thập niên qua.

Trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng cao của Trung Quốc đang chậm lại và giá nhân công tăng nhanh, Ấn Độ vất vả tìm cách tái phát triển kinh tế, ASEAN đang có cơ hội để tỏa sáng hơn nữa với tư cách là một điểm đến đầu tư, một cơ sở sản xuất và một thị trường tiêu thụ, tiến tới giai đoạn tăng trưởng cao bền vững mới cho khu vực. Để đạt được điều này, ASEAN cần phải tăng tốc hơn nữa quá trình trở thành một điểm đến được ưa thích, cũng như thúc đẩy khả năng hội nhập, cạnh tranh, năng động, toàn diện và linh hoạt hơn nữa.

Trước tiên, triển vọng về một thị trường ASEAN hội nhập đang là một cân nhắc ngày càng quan trọng đối với những tập đoàn đa quốc gia đầu tư vào các nền kinh tế trong khu vực. Sự hội nhập lớn hơn phụ thuộc cơ sở hạ tầng tốt, sự kết nối thể chế và gắn kết pháp luật trong khu vực.

Thứ hai, một ASEAN năng động và cạnh tranh hơn cần phải được gắn kết hơn nữa với các mạng lưới sản xuất ở Đông Á và thế giới. Chẳng hạn như giờ đây, khi lợi thế lao động vượt trội của Trung Quốc với tư cách là nhà cung cấp toàn cầu về hàng hóa lắp ráp hoàn chỉnh và trung gian đang bị thu hẹp, ASEAN có cơ hội để khai thác khoảng trống này.

Ngoài ra, để tăng chuỗi giá trị và vượt qua cái bẫy thu nhập trung bình, việc củng cố phát triển công nghệ và năng lực đổi mới đi sau nguồn vốn nhân lực tốt hơn cũng có ý nghĩa quan trọng.

Cuối cùng, một ASEAN toàn diện và linh hoạt đòi hỏi việc tăng trưởng cao không nên làm chênh lệch thu nhập tồi tệ hơn. Các quốc gia thành viên có thể áp dụng chiến lược đảm bảo các doanh nghiệp vừa và nhỏ hội nhập sâu với nhau, cũng như với các công ty lớn hơn và tập đoàn đa quốc gia trong mạng lưới sản xuất quốc nội và khu vực.

Những đề xuất này gắn kết chặt chẽ với các trụ cột của kế hoạch chi tiết về Cộng đồng Kinh tế ASEAN, vốn định hướng việc thiết lập cộng đồng này vào năm 2015. Tựu trung, lĩnh vực tư nhân là động lực chính cho sự tăng trưởng cao bền vững và hợp lý của ASEAN, vì thế điều quan trọng là các nước thành viên cần giải đáp tốt hơn những quan ngại kinh doanh trong khu vực.

Dù đã và đang có những cải thiện đáng kể trong những năm gần đây, vẫn còn rất nhiều việc cần phải làm trong hoạt động kinh doanh thực sự hữu ích và môi trường đầu tư tại phần lớn khu vực, đặc biệt để đối phó với sự cạnh tranh khắc nghiệt toàn cầu hiện nay./.

(TTXVN)

Tin cùng chuyên mục