Hội thảo ASEAN-OECD về cải cách quy định hành chính với chủ đề “Cải cách quy định hành chính vì phát triển kinh tế-xã hội” do Văn phòng Chính phủ, Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao phối hợp tổ chức đã diễn ra ngày 25/11, tại Hà Nội.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Phó Tổng thư ký Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) Mario Amano, lãnh đạo các bộ ngành trung ương, 20 tỉnh thành phố trong nước và các nước trong khối ASEAN, OECD tham dự.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc, đây là hội thảo đầu tiên được tổ chức trong khu vực về cải cách quy định hành chính - một chủ đề được coi là nóng bỏng trong bối cảnh thế giới hiện nay.
Bộ trưởng cho rằng thủ tục hành chính nói riêng và hệ thống thể chế nói chung có chất lượng kém sẽ làm tăng gánh nặng cho cộng đồng doanh nghiệp và xã hội, kìm hãm người dân và doanh nghiệp trong việc mang lại giá trị gia tăng và tạo việc làm cho xã hội. Nền kinh tế mỗi nước sẽ có được những lợi ích to lớn nếu xây dựng một hệ thống thể chế minh bạch, vững chắc, khả thi và có khả năng tiên liệu.
Cải cách thể chế là một hoạt động đa dạng đòi hỏi sự phối hợp của hệ thống chính trị ở nhiều cấp cũng như của các bên có liên quan, bao gồm người dân, doanh nghiệp, các chuyên gia, các nhà khoa học và giới luật sư. Kinh nghiệm của Việt Nam trong việc triển khai thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong thời gian qua theo đề án 30 là một minh chứng điển hình cho công việc này.
Dẫn chứng từ kinh nghiệm của các nước OECD, Phó Tổng thư ký Mario Amano nhận định giảm gánh nặng quy định thủ tục hành chính, nâng cao tính linh hoạt của các quy định hành chính là hết sức cần thiết.
Ông cho biết các nước OECD đang giảm các quy định hành chính thái quá đối với các doanh nghiệp để thúc đẩy vấn đề công ăn việc làm, hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế. 15 năm kinh nghiệm của OECD trong cải cách quy định hành chính cho thấy lợi ích của các nước thành viên và các nước ngoài thành viên ngày càng gia tăng.
OECD đã tiến hành rà soát các quy định ở hầu hết các nước thành viên cũng như ở Trung Quốc, Brazil, Nga và sắp tới là Indonesia. Một loạt các chỉ số về các quy định hành chính cũng đang được xem xét ở Brazil, Nam Phi, Ấn Độ và các nước đang hợp tác về cải cách quy định hành chính.
Tại hội thảo, các nước cũng chia sẻ kinh nghiệm và những góc nhìn khác nhau về cải cách thể chế, các sáng kiến, các phương pháp tiếp cận và mở ra những bước phát triển sâu rộng hơn, hiệu quả hơn trong lĩnh vực này.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, hội thảo này sẽ là bước khởi đầu cho sự hợp tác dài hạn giữa các nước thành viên trong khối ASEAN và OECD trong lĩnh vực cải cách thể chế./.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Phó Tổng thư ký Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) Mario Amano, lãnh đạo các bộ ngành trung ương, 20 tỉnh thành phố trong nước và các nước trong khối ASEAN, OECD tham dự.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc, đây là hội thảo đầu tiên được tổ chức trong khu vực về cải cách quy định hành chính - một chủ đề được coi là nóng bỏng trong bối cảnh thế giới hiện nay.
Bộ trưởng cho rằng thủ tục hành chính nói riêng và hệ thống thể chế nói chung có chất lượng kém sẽ làm tăng gánh nặng cho cộng đồng doanh nghiệp và xã hội, kìm hãm người dân và doanh nghiệp trong việc mang lại giá trị gia tăng và tạo việc làm cho xã hội. Nền kinh tế mỗi nước sẽ có được những lợi ích to lớn nếu xây dựng một hệ thống thể chế minh bạch, vững chắc, khả thi và có khả năng tiên liệu.
Cải cách thể chế là một hoạt động đa dạng đòi hỏi sự phối hợp của hệ thống chính trị ở nhiều cấp cũng như của các bên có liên quan, bao gồm người dân, doanh nghiệp, các chuyên gia, các nhà khoa học và giới luật sư. Kinh nghiệm của Việt Nam trong việc triển khai thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong thời gian qua theo đề án 30 là một minh chứng điển hình cho công việc này.
Dẫn chứng từ kinh nghiệm của các nước OECD, Phó Tổng thư ký Mario Amano nhận định giảm gánh nặng quy định thủ tục hành chính, nâng cao tính linh hoạt của các quy định hành chính là hết sức cần thiết.
Ông cho biết các nước OECD đang giảm các quy định hành chính thái quá đối với các doanh nghiệp để thúc đẩy vấn đề công ăn việc làm, hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế. 15 năm kinh nghiệm của OECD trong cải cách quy định hành chính cho thấy lợi ích của các nước thành viên và các nước ngoài thành viên ngày càng gia tăng.
OECD đã tiến hành rà soát các quy định ở hầu hết các nước thành viên cũng như ở Trung Quốc, Brazil, Nga và sắp tới là Indonesia. Một loạt các chỉ số về các quy định hành chính cũng đang được xem xét ở Brazil, Nam Phi, Ấn Độ và các nước đang hợp tác về cải cách quy định hành chính.
Tại hội thảo, các nước cũng chia sẻ kinh nghiệm và những góc nhìn khác nhau về cải cách thể chế, các sáng kiến, các phương pháp tiếp cận và mở ra những bước phát triển sâu rộng hơn, hiệu quả hơn trong lĩnh vực này.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, hội thảo này sẽ là bước khởi đầu cho sự hợp tác dài hạn giữa các nước thành viên trong khối ASEAN và OECD trong lĩnh vực cải cách thể chế./.
Chu Thanh Vân (TTXVN/Vietnam+)