Một số nhà quan sát tại Bangkok nhận định Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) sẽ là điểm thu hút làn sóng đầu tư vốn mới từ Nhật Bản, khi nền kinh tế lớn thứ ba trên thế giới này phải xem xét lại chiến lược công nghiệp cũng như các chính sách về năng lượng của họ sau thảm họa động đất, sóng thần.
Ông Sompop Manarungsan, chủ tịch Viện công nghệ Panyapiwat, dự đoán sẽ có sự thay đổi lớn (trong kế hoạch và chính sách của Nhật Bản), nhất là trong lĩnh vực năng lượng trong bối cảnh năng lượng hạt nhân chiếm 30% tổng lượng năng lượng của nước này.
Dù là nhà xuất khẩu các lò phản ứng hạt nhân và có công nghệ cao trong lĩnh vực này, Nhật Bản sẽ phải sắp xếp lại các cơ sở chế tạo, kể cả những ngành công nghệ cao, do giá nhân công tăng và tình trạng thiếu lao động do dân số già đi.
Bên cạnh đó, việc đồng yen mạnh lên cũng giúp các hãng và công ty Nhật có thể giảm được giá thành nếu chuyển các cơ sở sản xuất đến các nước khác. Với số dân lên tới 127 triệu và khoảng 80% diện tích là núi đồi, Nhật Bản sẽ hướng tới thị trường ở Đông Nam Á, trong đó có Thái Lan và Việt Nam.
Dù trước mắt, Nhật Bản có thể tạm giảm đầu tư ra bên ngoài song sẽ đầu tư nhiều vào khu vực để tạo nên chuỗi cung cấp hàng hóa tại các nước ASEAN, việc sẽ giúp thúc đẩy phát triển kinh tế trong vùng.
Cơ quan nghiên cứu toàn cầu HSBC nhận xét, đối với châu Á, việc mở rộng các địa điểm sản xuất dự kiến sẽ diễn ra trên diện rộng, với Việt Nam, Thái Lan và Indonesia là các nước được lợi nhất từ (làn sóng) đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Tin tức cho hay các công ty và doanh nghiệp Nhật Bản - nguồn cung cấp FDI chính cho nhiều nước châu Á - có khả năng sẽ hướng hoạt động đầu tư vào các nền kinh tế ASEAN và những nước có dân số đông cộng với giá nhân công thấp sẽ được hưởng lợi từ xu hướng đa dạng hóa vốn đầu tư.
Ngoài Indonesia, nước có giá nhân công rẻ cộng với nguồn tài nguyên khá dồi dào, việc Việt Nam có dân số trẻ khá lớn giúp cho thị trường của nước ta có sức hấp dẫn, cho dù vẫn đang phải đối mặt với một số thách thức về kinh tế vĩ mô. Còn lợi thế của Thái Lan là nguồn nhân công có tay nghề cộng với hệ thống hạ tầng cơ sở tương đối tốt./.
Ông Sompop Manarungsan, chủ tịch Viện công nghệ Panyapiwat, dự đoán sẽ có sự thay đổi lớn (trong kế hoạch và chính sách của Nhật Bản), nhất là trong lĩnh vực năng lượng trong bối cảnh năng lượng hạt nhân chiếm 30% tổng lượng năng lượng của nước này.
Dù là nhà xuất khẩu các lò phản ứng hạt nhân và có công nghệ cao trong lĩnh vực này, Nhật Bản sẽ phải sắp xếp lại các cơ sở chế tạo, kể cả những ngành công nghệ cao, do giá nhân công tăng và tình trạng thiếu lao động do dân số già đi.
Bên cạnh đó, việc đồng yen mạnh lên cũng giúp các hãng và công ty Nhật có thể giảm được giá thành nếu chuyển các cơ sở sản xuất đến các nước khác. Với số dân lên tới 127 triệu và khoảng 80% diện tích là núi đồi, Nhật Bản sẽ hướng tới thị trường ở Đông Nam Á, trong đó có Thái Lan và Việt Nam.
Dù trước mắt, Nhật Bản có thể tạm giảm đầu tư ra bên ngoài song sẽ đầu tư nhiều vào khu vực để tạo nên chuỗi cung cấp hàng hóa tại các nước ASEAN, việc sẽ giúp thúc đẩy phát triển kinh tế trong vùng.
Cơ quan nghiên cứu toàn cầu HSBC nhận xét, đối với châu Á, việc mở rộng các địa điểm sản xuất dự kiến sẽ diễn ra trên diện rộng, với Việt Nam, Thái Lan và Indonesia là các nước được lợi nhất từ (làn sóng) đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Tin tức cho hay các công ty và doanh nghiệp Nhật Bản - nguồn cung cấp FDI chính cho nhiều nước châu Á - có khả năng sẽ hướng hoạt động đầu tư vào các nền kinh tế ASEAN và những nước có dân số đông cộng với giá nhân công thấp sẽ được hưởng lợi từ xu hướng đa dạng hóa vốn đầu tư.
Ngoài Indonesia, nước có giá nhân công rẻ cộng với nguồn tài nguyên khá dồi dào, việc Việt Nam có dân số trẻ khá lớn giúp cho thị trường của nước ta có sức hấp dẫn, cho dù vẫn đang phải đối mặt với một số thách thức về kinh tế vĩ mô. Còn lợi thế của Thái Lan là nguồn nhân công có tay nghề cộng với hệ thống hạ tầng cơ sở tương đối tốt./.
T.N. Tiến/Bangkok (Vietnam+)