Ngày 8/4, ngay sau ngày làm việc đầu tiên của Hội nghị cấp cao ASEAN 16, Tổng Thư ký ASEAN Surin Pitsuwan đã dành cho phóng viên TTXVN cuộc phỏng vấn về sự phát triển cũng như thách thức của ASEAN trên con đường xây dựng Cộng đồng chung vào năm 2015.
Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn:
- Xin ông cho biết kết quả của ngày làm việc đầu tiên của Hội nghị cấp cao ASEAN 16?
Ông Surin Pitsuwan: Trong hai ngày qua, chúng tôi đã có một loạt các cuộc họp như cuộc họp của Hội đồng Cộng đồng Văn hóa-xã hội, Hội đồng Cộng đồng Kinh tế và Ủy ban điều phối ASEAN.
Mới đây nhất là phiên họp toàn thể đầu tiên của Hội nghị cấp cao ASEAN đã diễn ra rất tốt. Các thành viên đều đánh giá cao công tác chuẩn bị, công tác tổ chức cũng như vai trò lãnh đạo của Việt Nam trên cương vị Chủ tịch ASEAN.
Đặc biệt, các nước thành viên đã đánh giá cao chủ đề của Hội nghị “Hướng tới Cộng đồng ASEAN: Từ tầm nhìn tới hành động” và tin tưởng đây là thời điểm để ASEAN đưa ra các cam kết, hiệp định, dự án, chương trình trong Kế hoạch tổng thể.
Cộng đồng Kinh tế ASEAN đã ghi nhận sự phục hồi nhanh chóng của nền kinh tế ASEAN. Chúng tôi tin tưởng rằng ASEAN năm nay sẽ tăng trưởng khoảng 4,5-5%. Đây là con số tăng trưởng ấn tượng so với mức tăng 1,3-1,4% của năm ngoái và so với mức tăng trưởng của các nước phát triển trên thế giới bởi các nước này vẫn đang tăng trưởng ở mức thấp nhất.
Các nền kinh tế đang nổi đã làm tốt hơn điều này, đặc biệt là ASEAN và Đông Á đóng vai trò đầu tàu để giúp thế giới thoát khỏi khủng hoảng kinh tế.
Các Bộ trưởng ASEAN ý thức được điều này và sẽ cam kết để đảm bảo có được sự phát triển kinh tế như vậy. Chúng tôi cũng nhận thấy rằng ASEAN đã tạo được bước nhảy lớn và có sức cuốn hút nguồn đầu tư lớn từ bên ngoài.
Năm 2000, ASEAN chỉ thu hút được 23 tỷ USD đầu tư, nhờ có sự hội nhập kinh tế chúng ta đã có thị trường chung và năm 2008, ASEAN đã thu hút 60 tỷ USD. Tuy nhiên, đầu tư nội khối chỉ dưới 20 tỷ USD.
Các Bộ trưởng mong muốn một con số lớn hơn thông qua việc khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khối ASEAN đầu tư lẫn nhau, nếu không thị trường chung của ASEAN sẽ khó giữ vững được.
- Theo ông đâu là những thách thức đối với ASEAN trên con đường xây dựng Cộng đồng chung vào năm 2015?
Ông Surin Pitsuwan: Chúng ta phải đảm bảo các chương trình và dự án phải được thực hiện đầy đủ theo đúng cam kết. Do đó để đạt được mục đích xây dựng cộng đồng chung ASEAN, chúng ta phải thực hiện các biện pháp đã đề ra như giảm thuế, dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan và đầu tư hơn nữa vào các nước thành viên, tăng cường thương mại giữa các nước, huy động mọi nguồn lực trong ASEAN.
Trước hết là việc phát hành trái phiếu ASEAN để có thể tăng cường đầu tư cho khu vực hơn là dựa dẫm vào bên ngoài. Đây là những lĩnh vực mà chúng ta cần đảm bảo hoàn thành đầy đủ các dự án và cam kết.
- Đại diện Cộng động Kinh tế ASEAN của Việt Nam cho rằng thách thức lớn nhất đối với Việt Nam trong năm Chủ tịch ASEAN là phải hài hòa hóa các sự khác biệt giữa các nước thành viên. Ông có bình luận gì về nhận định này?
Ông Surin Pitsuwan: Đây là vấn đề của ASEAN trong hơn 40 năm qua và đó cũng là sự đa dạng mà chúng ta phải dung hòa được. Chúng ta giúp đỡ lẫn nhau nhưng cũng nhận thấy sự phân biệt giữa thành viên cũ và mới, vì vậy chúng ta mới có sáng kiến hòa nhập ASEAN. Chúng ta cũng đang hợp tác với các đối tác và các thể chế tài chính như WB, ADB để giúp đỡ các thành viên mới hòa nhập vào cộng đồng.
Các đối tác như Trung Quốc, Australia, New Zealand, Nhật Bản đã giúp đỡ chúng ta tìm ra những giải pháp để huy động nguồn lực và giúp đỡ các thành viên mới như nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng. Chúng ta đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ các đối tác và các nhà tài trợ.
- Điều gì làm nên sự khác biệt tại Hội nghị lần này?
Ông Surin Pitsuwan: Sự khác biệt là thời điểm. Năm ngoái chúng ta đang ở giữa cuộc khủng hoảng mặc dù không phải chịu tác động nhiều lắm. Tuy vậy, ASEAN phải có sự phối hợp chặt chẽ và phải kêu gọi sự hòa nhập hiệu quả hơn giữa các thành viên. Đây cũng là năm đầu tiên chúng ta thực hiện FTA với các đối tác chính là Ấn Độ, Australia, Trung Quốc, New Zealand.
ASEAN đang trong giai đoạn tự hòa nhập mình và thích ứng với cơ hội này, do vậy các ngành phải tìm cách thích ứng bằng cách tự cải tổ để có thể cạnh tranh. Tôi nhận thấy các thành viên trong ASEAN đều đang tự điều chỉnh mình rất tốt với những cam kết và quyết tâm mạnh mẽ để đảm bảo cam kết với các thị trường lớn.
Đây cũng là thời điểm chúng ta cởi mở sự đối thoại với các đối tác lớn. Họ đang sẵn sàng giúp đỡ ASEAN để đảm bảo tất cả các thành viên đều được hưởng lợi từ FTA.
Trong lĩnh vực du lịch, ASEAN hy vọng sẽ có sự nỗ lực lớn để đảm bảo sự hợp tác và hòa nhập giữa các đối tác lớn với Hiệp định FTA. Đây là những thời điểm quan trọng cho ASEAN và cho cả Đông Á.
Thế giới đang kỳ vọng Đông Á sẽ có thể đóng góp vào sự tăng trưởng ổn định của nền kinh tế toàn cầu và tôi cho rằng Đông Á gồm cả ASEAN đang thích ứng tốt với sự kỳ vọng này.
- Ông đánh giá thế nào về vai trò Chủ tịch của Việt Nam?
Ông Surin Pitsuwan: Việt Nam đang làm rất tốt vai trò Chủ tịch của mình. Tất cả các thành viên đều rất hài lòng với những gì Việt Nam thực hiện cho tới bây giờ. Nhân đây, tôi cảm ơn Chính phủ và nhân dân Việt Nam đang chuẩn bị rất tốt cho Hội nghị này.
- Trân trọng cảm ơn ông./.
Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn:
- Xin ông cho biết kết quả của ngày làm việc đầu tiên của Hội nghị cấp cao ASEAN 16?
Ông Surin Pitsuwan: Trong hai ngày qua, chúng tôi đã có một loạt các cuộc họp như cuộc họp của Hội đồng Cộng đồng Văn hóa-xã hội, Hội đồng Cộng đồng Kinh tế và Ủy ban điều phối ASEAN.
Mới đây nhất là phiên họp toàn thể đầu tiên của Hội nghị cấp cao ASEAN đã diễn ra rất tốt. Các thành viên đều đánh giá cao công tác chuẩn bị, công tác tổ chức cũng như vai trò lãnh đạo của Việt Nam trên cương vị Chủ tịch ASEAN.
Đặc biệt, các nước thành viên đã đánh giá cao chủ đề của Hội nghị “Hướng tới Cộng đồng ASEAN: Từ tầm nhìn tới hành động” và tin tưởng đây là thời điểm để ASEAN đưa ra các cam kết, hiệp định, dự án, chương trình trong Kế hoạch tổng thể.
Cộng đồng Kinh tế ASEAN đã ghi nhận sự phục hồi nhanh chóng của nền kinh tế ASEAN. Chúng tôi tin tưởng rằng ASEAN năm nay sẽ tăng trưởng khoảng 4,5-5%. Đây là con số tăng trưởng ấn tượng so với mức tăng 1,3-1,4% của năm ngoái và so với mức tăng trưởng của các nước phát triển trên thế giới bởi các nước này vẫn đang tăng trưởng ở mức thấp nhất.
Các nền kinh tế đang nổi đã làm tốt hơn điều này, đặc biệt là ASEAN và Đông Á đóng vai trò đầu tàu để giúp thế giới thoát khỏi khủng hoảng kinh tế.
Các Bộ trưởng ASEAN ý thức được điều này và sẽ cam kết để đảm bảo có được sự phát triển kinh tế như vậy. Chúng tôi cũng nhận thấy rằng ASEAN đã tạo được bước nhảy lớn và có sức cuốn hút nguồn đầu tư lớn từ bên ngoài.
Năm 2000, ASEAN chỉ thu hút được 23 tỷ USD đầu tư, nhờ có sự hội nhập kinh tế chúng ta đã có thị trường chung và năm 2008, ASEAN đã thu hút 60 tỷ USD. Tuy nhiên, đầu tư nội khối chỉ dưới 20 tỷ USD.
Các Bộ trưởng mong muốn một con số lớn hơn thông qua việc khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khối ASEAN đầu tư lẫn nhau, nếu không thị trường chung của ASEAN sẽ khó giữ vững được.
- Theo ông đâu là những thách thức đối với ASEAN trên con đường xây dựng Cộng đồng chung vào năm 2015?
Ông Surin Pitsuwan: Chúng ta phải đảm bảo các chương trình và dự án phải được thực hiện đầy đủ theo đúng cam kết. Do đó để đạt được mục đích xây dựng cộng đồng chung ASEAN, chúng ta phải thực hiện các biện pháp đã đề ra như giảm thuế, dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan và đầu tư hơn nữa vào các nước thành viên, tăng cường thương mại giữa các nước, huy động mọi nguồn lực trong ASEAN.
Trước hết là việc phát hành trái phiếu ASEAN để có thể tăng cường đầu tư cho khu vực hơn là dựa dẫm vào bên ngoài. Đây là những lĩnh vực mà chúng ta cần đảm bảo hoàn thành đầy đủ các dự án và cam kết.
- Đại diện Cộng động Kinh tế ASEAN của Việt Nam cho rằng thách thức lớn nhất đối với Việt Nam trong năm Chủ tịch ASEAN là phải hài hòa hóa các sự khác biệt giữa các nước thành viên. Ông có bình luận gì về nhận định này?
Ông Surin Pitsuwan: Đây là vấn đề của ASEAN trong hơn 40 năm qua và đó cũng là sự đa dạng mà chúng ta phải dung hòa được. Chúng ta giúp đỡ lẫn nhau nhưng cũng nhận thấy sự phân biệt giữa thành viên cũ và mới, vì vậy chúng ta mới có sáng kiến hòa nhập ASEAN. Chúng ta cũng đang hợp tác với các đối tác và các thể chế tài chính như WB, ADB để giúp đỡ các thành viên mới hòa nhập vào cộng đồng.
Các đối tác như Trung Quốc, Australia, New Zealand, Nhật Bản đã giúp đỡ chúng ta tìm ra những giải pháp để huy động nguồn lực và giúp đỡ các thành viên mới như nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng. Chúng ta đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ các đối tác và các nhà tài trợ.
- Điều gì làm nên sự khác biệt tại Hội nghị lần này?
Ông Surin Pitsuwan: Sự khác biệt là thời điểm. Năm ngoái chúng ta đang ở giữa cuộc khủng hoảng mặc dù không phải chịu tác động nhiều lắm. Tuy vậy, ASEAN phải có sự phối hợp chặt chẽ và phải kêu gọi sự hòa nhập hiệu quả hơn giữa các thành viên. Đây cũng là năm đầu tiên chúng ta thực hiện FTA với các đối tác chính là Ấn Độ, Australia, Trung Quốc, New Zealand.
ASEAN đang trong giai đoạn tự hòa nhập mình và thích ứng với cơ hội này, do vậy các ngành phải tìm cách thích ứng bằng cách tự cải tổ để có thể cạnh tranh. Tôi nhận thấy các thành viên trong ASEAN đều đang tự điều chỉnh mình rất tốt với những cam kết và quyết tâm mạnh mẽ để đảm bảo cam kết với các thị trường lớn.
Đây cũng là thời điểm chúng ta cởi mở sự đối thoại với các đối tác lớn. Họ đang sẵn sàng giúp đỡ ASEAN để đảm bảo tất cả các thành viên đều được hưởng lợi từ FTA.
Trong lĩnh vực du lịch, ASEAN hy vọng sẽ có sự nỗ lực lớn để đảm bảo sự hợp tác và hòa nhập giữa các đối tác lớn với Hiệp định FTA. Đây là những thời điểm quan trọng cho ASEAN và cho cả Đông Á.
Thế giới đang kỳ vọng Đông Á sẽ có thể đóng góp vào sự tăng trưởng ổn định của nền kinh tế toàn cầu và tôi cho rằng Đông Á gồm cả ASEAN đang thích ứng tốt với sự kỳ vọng này.
- Ông đánh giá thế nào về vai trò Chủ tịch của Việt Nam?
Ông Surin Pitsuwan: Việt Nam đang làm rất tốt vai trò Chủ tịch của mình. Tất cả các thành viên đều rất hài lòng với những gì Việt Nam thực hiện cho tới bây giờ. Nhân đây, tôi cảm ơn Chính phủ và nhân dân Việt Nam đang chuẩn bị rất tốt cho Hội nghị này.
- Trân trọng cảm ơn ông./.
Hạnh-Chi (Vietnam+)