Sáng 14/6, hơn 100 đại biểu gồm các nhà khoa học, các chuyên gia trong lĩnh vực phòng, chống sốt xuất huyết đến từ các nước, các tổ chức quốc tế và chuyên gia đầu ngành của ngành y tế Việt Nam đã tham dự hội thảo ASEAN chia sẻ kinh nghiệm phòng, chống sốt xuất huyết.
Hội thảo được tổ chức tại Hà Nội với chủ đề "ASEAN đoàn kết vì một cộng đồng không có sốt xuất huyết."
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, sốt xuất huyết là một trong những căn bệnh do muỗi truyền có tốc độ lây lan nhanh nhất trên thế giới. Dịch bệnh trên lây lan nhanh về mặt địa lý và ngày càng có thêm nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ có sốt xuất huyết lưu hành.
Theo thông báo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trên thế giới có 2,5 tỷ người sống trong vùng sốt xuất huyết lưu hành thì có tới 1,8 tỷ người thuộc khu vực Châu Á Thái Bình Dương - đây là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi sốt xuất huyết.
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh, những năm gần đây, tình hình bệnh sốt xuất huyết luôn có xu hướng tăng và đang duy trì số mắc ở mức cao tại hầu hết các nước thành viên ASEAN. Trong khi đó, một thách thức lớn đối với bệnh này là chưa có vắc-xin và thuốc điều trị đặc hiệu. Vì vậy, bệnh sốt xuất huyết không còn là vấn đề ở mỗi quốc gia mà trở thành vấn đề bức thiết đòi hỏi sự hợp tác giải quyết ở khu vực cũng như ở mức độ toàn cầu để nâng cao ý thức cộng đồng và tăng cường hợp tác của các quốc gia trong hoạt động phòng, chống bệnh sốt xuất huyết.
Theo thông tin từ Bộ Y tế, Việt Nam là nước có bệnh sốt xuất huyết lưu hành ở trên 3/4 các tỉnh thành trong cả nước. Trước những năm 2000, sốt xuất huyết luôn là một trong những bệnh truyền nhiễm có số mắc cao hàng đầu; có năm, số mắc lên đến 300.000 trường hợp và có trên 300 trường hợp tử vong. Hiện nay, mỗi năm Việt Nam có từ 50.000-100.000 người mắc và gần 100 người tử vong do căn bệnh này.
Chính vì vậy, hội thảo được tổ chức nhằm trao đổi, chia sẻ những bài học kinh nghiệm, mô hình và biện pháp hiệu quả trong công tác quản lý, phòng chống sốt xuất huyết; tăng cường hợp tác và cam kết chung tay phòng, chống sốt xuất huyết trong khu vực giai đoạn tiếp theo.
Với gần 15 báo cáo tham luận, hội thảo tập trung vào các nội dung như tăng cường hợp tác khu vực trong phòng, chống sốt xuất huyết; tăng cường năng lực phòng, chống sốt xuất huyết hiệu quả và bền vững; chẩn đoán sớm và quản lý ca bệnh sốt xuất huyết; lời kêu gọi hành động Hà Nội.../.
Hội thảo được tổ chức tại Hà Nội với chủ đề "ASEAN đoàn kết vì một cộng đồng không có sốt xuất huyết."
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, sốt xuất huyết là một trong những căn bệnh do muỗi truyền có tốc độ lây lan nhanh nhất trên thế giới. Dịch bệnh trên lây lan nhanh về mặt địa lý và ngày càng có thêm nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ có sốt xuất huyết lưu hành.
Theo thông báo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trên thế giới có 2,5 tỷ người sống trong vùng sốt xuất huyết lưu hành thì có tới 1,8 tỷ người thuộc khu vực Châu Á Thái Bình Dương - đây là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi sốt xuất huyết.
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh, những năm gần đây, tình hình bệnh sốt xuất huyết luôn có xu hướng tăng và đang duy trì số mắc ở mức cao tại hầu hết các nước thành viên ASEAN. Trong khi đó, một thách thức lớn đối với bệnh này là chưa có vắc-xin và thuốc điều trị đặc hiệu. Vì vậy, bệnh sốt xuất huyết không còn là vấn đề ở mỗi quốc gia mà trở thành vấn đề bức thiết đòi hỏi sự hợp tác giải quyết ở khu vực cũng như ở mức độ toàn cầu để nâng cao ý thức cộng đồng và tăng cường hợp tác của các quốc gia trong hoạt động phòng, chống bệnh sốt xuất huyết.
Theo thông tin từ Bộ Y tế, Việt Nam là nước có bệnh sốt xuất huyết lưu hành ở trên 3/4 các tỉnh thành trong cả nước. Trước những năm 2000, sốt xuất huyết luôn là một trong những bệnh truyền nhiễm có số mắc cao hàng đầu; có năm, số mắc lên đến 300.000 trường hợp và có trên 300 trường hợp tử vong. Hiện nay, mỗi năm Việt Nam có từ 50.000-100.000 người mắc và gần 100 người tử vong do căn bệnh này.
Chính vì vậy, hội thảo được tổ chức nhằm trao đổi, chia sẻ những bài học kinh nghiệm, mô hình và biện pháp hiệu quả trong công tác quản lý, phòng chống sốt xuất huyết; tăng cường hợp tác và cam kết chung tay phòng, chống sốt xuất huyết trong khu vực giai đoạn tiếp theo.
Với gần 15 báo cáo tham luận, hội thảo tập trung vào các nội dung như tăng cường hợp tác khu vực trong phòng, chống sốt xuất huyết; tăng cường năng lực phòng, chống sốt xuất huyết hiệu quả và bền vững; chẩn đoán sớm và quản lý ca bệnh sốt xuất huyết; lời kêu gọi hành động Hà Nội.../.
Thùy Giang (Vietnam+)