ASEAN cần làm gì để ứng phó với thách thức của thế giới đa cực?

Những bất ổn mới về hướng đi của Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ và châu Âu cho thấy những điều kiện mà các nước thành viên ASEAN đã quá quen có thể không còn phù hợp nữa.
(Nguồn: The ASEAN Post)

Theo Trang mạng eastasiaforum.org, kể từ khi kết thúc cuộc Chiến tranh Lạnh, việc đòi hỏi một Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) hoạt động hiệu quả chưa bao giờ lại cấp thiết đến thế. Trong một thế giới cạnh tranh hơn, tổ chức này là một trong số ít kênh có thể giúp các quốc gia Đông Nam Á đứng vững.

Trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh, các thành viên ban đầu của ASEAN có thể phát triển thịnh vượng bằng cách tham gia vào trật tự kinh tế do Mỹ hậu thuẫn. Hệ thống liên minh của Mỹ cũng đã đảm bảo tính toán chiến lược trong khu vực.

Với việc mở rộng vào cuối thập niên 1990 và đầu những năm 2000, các nước thành viên ASEAN đã hoạt động tốt, trong đó sự ổn định khu vực một phần được củng cố bởi ưu thế vượt trội của Mỹ và hợp tác "nhiệt tình" của Trung Quốc.

Tuy nhiên, những bất ổn mới về hướng đi của Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ và châu Âu cho thấy những điều kiện mà các nước thành viên ASEAN đã quá quen có thể không còn phù hợp nữa. ASEAN cần phải thích ứng với sự thay đổi này.

Khu vực Đông Nam Á vẫn nằm trong cạnh tranh ảnh hưởng của các nước lớn. Vì nó được coi là chuỗi đảo đầu tiên hay tầm nhìn của một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, nơi nhiều triển vọng chiến lược đan xen ở khu vực Đông Nam Á. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất ngoài khu vực, ngay cả khi nguồn đầu tư trực tiếp (FDI) khiến Mỹ trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất.

Những mối lo ngại giữa Mỹ và Trung Quốc có thể không phải là vấn đề gây căng thẳng cho các nước Đông Nam Á, trong khi Mỹ vẫn có thể sử dụng ưu thế vượt trội dù bị kiềm chế ở khu vực này. Đôi khi những lợi ích đan xen giữa Mỹ và Trung Quốc đã cho phép các chính phủ Đông Nam Á che giấu sự theo đuổi những lợi ích riêng của mình khi không chọn lựa bên nào.

[Hệ thống an sinh xã hội khu vực ASEAN hướng đến cách mạng 4.0]

Nhưng các thành viên ASEAN có thể không còn thờ ơ trước cạnh tranh quyền lực của các nước lớn: Washington đang xem xét lại các cam kết toàn cầu của mình và Bắc Kinh đang ngày càng quyết tâm thách thức trật tự hiện nay. Bên cạnh đó, Ấn Độ, Nga và châu Âu cũng đang hoài nghi về sự nguyên trạng.

Một ASEAN hiệu quả cần phải gánh vác một số trách nhiệm quan trọng trong bối cảnh cạnh tranh đa cực có thể khiến khu vực Đông Nam Á trở nên quan trọng hơn.

Một ASEAN có năng lực phối hợp giải quyết tốt các vấn đề chung - chẳng hạn như quản lý hoạt động hàng hải và hàng không, phát triển khu vực ven sông, trách nhiệm bảo vệ môi trường và đầu tư - thì mới có thể gìn giữ được quyền tự quyết của các nước thành viên.

Một ASEAN được tổ chức tốt sẽ không có cơ hội cho bất kỳ sự can thiệp không mong muốn nào vào khu vực Đông Nam Á. Điều này có thể bảo đảm sự tự do của các thành viên, cho phép họ thảo luận nhiều hơn về quản lý các vấn đề gây tranh cãi như tranh chấp ở Biển Đông hay những rủi ro liên quan đến Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI).

Đỉnh điểm thành công của ASEAN trong suốt thập niên 80 của thế kỷ trước cơ bản là do dựa vào năng lực phối hợp của các nước thành viên. Các nước thành viên ASEAN có thể giữ vững lập trường của mình khi can dự với Mỹ, Trung Quốc và Liên Xô.

Bằng cách gạt những khác biệt sang một bên và giữ vững lập trường chung, các nước thành viên ASEAN đã không cho những quốc gia bên ngoài có cơ hội gieo rắc mối bất hòa hay chia rẽ các nước thành viên. ASEAN ổn định và khu vực yên bình. ASEAN cũng có thể vượt qua những vấn đề cần hành động tập thể nhờ sự đoàn kết về mục đích, tin cậy lẫn nhau và phối hợp hiệu quả.

Nếu ASEAN vẫn có vai trò hạ nhiệt căng thẳng trong khu vực, các nước thành viên có thể không cần mong đợi tiến tới một quan điểm chung giữa một nước Mỹ đã được khẳng định và một Trung Quốc mới nổi.

Bằng việc cố gắng không chọn lựa bên nào và trong bối cảnh những lo ngại bị thổi phồng vì phần nào đó giống như EU, các nước ASEAN không lưu tâm đầu tư để tăng cường năng lực thế chế của nhóm. Khả năng phối hợp và hành động hiệu quả khi cần thiết của ASEAN là một điều gì đó dù không có kết nối cơ sở hạ tầng, nhưng các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) hay các thành phố thông minh có thể thay thế./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục