ASEAN cần hợp tác để thúc đẩy phúc lợi xã hội

Sự hợp tác giữa các khu vực Đông Nam Á, Đông Á về phúc lợi xã hội và phát triển có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội.
Chiều 14/9, Hội nghịQuan chức cấp cao ASEAN +3 về Phúc lợi xã hội và Phát triển (SOMSWD +3) lần thứ7 đã được tổ chức tại Hà Nội.

Hội nghị SOMSWD +3 lần thứ 7 nằm trong chuỗi các sự kiện liên quan về chủ đề"Thúc đẩy dịch vụ xã hội và bảo trợ xã hội cho các nhóm yếu thế," có sự tham giacủa các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Nguyễn TrọngĐàm nhấn mạnh quốc tế đang có những bước phát triển nhanh về kinh tế, khoa họckỹ thuật và công nghệ. Tuy nhiên, những người nghèo, người yếu thế vẫn là ngườiđược hưởng lợi sau những thành quả của sự tiến bộ đó, đồng thời họ lại là ngườiphải chịu hậu quả trước tiên của khủng hoảng kinh tế-tài chính, thiên tai-bãolụt.

Chính vì vậy, các quốc gia trong khu vực cần hợp tác chặt chẽ hơn nữa để thúcđẩy lĩnh vực phúc lợi xã hội và phát triển.

Xét trên mọi khía cạnh, lĩnh vực phúc lợi xã hội và phát triển có ý nghĩa nhânvăn sâu sắc, là mục tiêu cao cả của loài người.

Trong nhiều năm qua, các nước ASEAN đã nhận được sự hỗ trợ về tài chính, kỹthuật của Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc thông qua các hội nghị, hội thảo, cáccuộc nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm, các lớp đào tạo nâng cao năng lực cán bộ,lãnh đạo trong lĩnh vực phúc lợi xã hội và phát triển…

Những hỗ trợ này đã nâng cao nhận thức và năng lực của các nước ASEAN trong việcgiải quyết các vấn đề xã hội.

Các nước ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc luôn đánh giá cao sự hợp tác pháttriển giữa các quốc gia, coi đó là trách nhiệm cao cả mà mỗi quốc gia hướng tớiđể xây dựng một xã hội công bằng và phát triển bền vững, bảo đảm an toàn cho mọithành viên trong xã hội trước những biến cố rủi ro.

Sự hợp tác giữa các khu vực Đông Nam Á, Đông Á về phúc lợi xã hội và phát triểncó ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng nhà nướcphúc lợi xã hội của các nước và toàn khu vực Đông Nam Á.

Để bảo đảm công bằng xã hội, phát triển bền vững, chính phủ các nước trong khuvực Đông Nam Á, Đông Á đã và đang tiến hành hàng loạt biện pháp nhằm thúc đẩydịch vụ, an sinh xã hội cho nhóm yếu thế, tiến tới một xã hội hòa nhập, khôngrào cản, dựa trên quyền con người.

Tuy vậy, do những nguyên nhân khác nhau, vẫn còn một bộ phận người nghèo, ngườikhuyết tật chưa có cơ hội tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản, nhất là ytế, giáo dục, nhà ở và nước sạch.

Phúc lợi và phát triển xã hội đang là mối quan tâm hàng đầu của các quốc giatrong khu vực Đông Nam Á và toàn cầu. Đó là nền tảng của sự ổn định, tăng trưởngkinh tế, công bằng xã hội và phát triển bền vững. Chính vì vậy, hầu hết các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đều đặt phúc lợi xãhội và phát triển là mục tiêu ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế, xãhội của quốc gia.

Tại Hội nghị SOMSWD +3, các nước ASEAN và các nước đối tác Trung Quốc, Nhật Bản,Hàn Quốc đã chia sẻ quan điểm về thức đẩy dịch vụ, an sinh xã hội cho nhóm yếuthế; cập nhật tình hình các dự án/hoạt động hợp tác về phúc lợi xã hội và pháttriển; đồng thời xác định những giải pháp, chương trình hợp tác trong những nămtới, trên cơ sở lợi ích của từng quốc gia và toàn khu vực./.

Phúc Hằng (TTXVN)

Tin cùng chuyên mục