Royal Dutch Shell và PetroChina đã cùng tham gia đấu thầu mua lại Arrow Energy, tập đoàn năng lượng hàng đầu của Australia chuyên phát triển khí đốt vỉa than (CSG) với giá 2,96 tỷ USD nhằm mở rộng thị phần trên thị trường khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG).
Liên danh Royal Dutch Shell và PetroChina chào giá mua cổ phiếu của Arrow Energy ở mức 4,45 AUD (4,04 USD)/cổ phiếu, tương đương 3,26 tỷ AUD (2,96 tỷ USD), khiến cổ phiếu của tập đoàn này tăng tới 47% lên 5,11 AUD/cổ phiếu trong ngày 8/3.
Thông tin đó báo trước cú huých trong lĩnh vực LNG, đã giúp thị trường chứng khoán Australia tăng hơn 1% lên 4.807,9 điểm do cổ phiếu của các công ty tài nguyên lên giá mạnh.
Arrow Energy được coi là tập đoàn có trữ lượng CSG lớn nhất ở bang Queensland, đông bắc Australia, chủ yếu nằm ở Bowen và Surat Basins.
Australia đã ký các hợp đồng trị giá hàng chục tỷ AUD với các nước châu Á cần nguồn LNG sạch được sản xuất từ khí đốt tự nhiên. Loại khí đốt này được ép lạnh thành chất lỏng để vận chuyển.
Giới phân tích dự báo Australia sẽ trở thành "Trung Đông khí đốt" và vượt cả Qatar để trở thành nhà sản xuất LNG lớn nhất thế giới khi nhu cầu của châu Á tăng mạnh.
Theo họ, Shell và PetroChina có thể sử dụng các tài sản của Shell để đẩy nhanh các dự án đã lên kế hoạch cho nhà máy CSG ở bang Queensland có khả năng sản xuất 16 triệu tấn LNG/năm./.
Liên danh Royal Dutch Shell và PetroChina chào giá mua cổ phiếu của Arrow Energy ở mức 4,45 AUD (4,04 USD)/cổ phiếu, tương đương 3,26 tỷ AUD (2,96 tỷ USD), khiến cổ phiếu của tập đoàn này tăng tới 47% lên 5,11 AUD/cổ phiếu trong ngày 8/3.
Thông tin đó báo trước cú huých trong lĩnh vực LNG, đã giúp thị trường chứng khoán Australia tăng hơn 1% lên 4.807,9 điểm do cổ phiếu của các công ty tài nguyên lên giá mạnh.
Arrow Energy được coi là tập đoàn có trữ lượng CSG lớn nhất ở bang Queensland, đông bắc Australia, chủ yếu nằm ở Bowen và Surat Basins.
Australia đã ký các hợp đồng trị giá hàng chục tỷ AUD với các nước châu Á cần nguồn LNG sạch được sản xuất từ khí đốt tự nhiên. Loại khí đốt này được ép lạnh thành chất lỏng để vận chuyển.
Giới phân tích dự báo Australia sẽ trở thành "Trung Đông khí đốt" và vượt cả Qatar để trở thành nhà sản xuất LNG lớn nhất thế giới khi nhu cầu của châu Á tăng mạnh.
Theo họ, Shell và PetroChina có thể sử dụng các tài sản của Shell để đẩy nhanh các dự án đã lên kế hoạch cho nhà máy CSG ở bang Queensland có khả năng sản xuất 16 triệu tấn LNG/năm./.
Hoàng Hà (Vietnam+)