Chính phủ Argentina ngày 26/3 “lấy làm tiếc” trước việc Mỹ đơn phương đình chỉ ưu đãi thuế quan sau khi Buenos Aires không bồi thường thiệt hại cho hai công ty của Mỹ theo phán quyết của Trung tâm giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế (ICSID).
Trong một thông cáo, Bộ ngoại giao Argentina cũng phê phán các nhà chức trách thương mại Mỹ phớt lờ đề xuất giải quyết khác biệt của hai phía trong việc giải thích quy định của ICSID và khăng khăng ép Buenos Aires thực hiện một cơ chế trái với hệ thống luật pháp hiện hành tại Argentina.
Phản ứng được đưa ra cùng ngày chính phủ Mỹ thông báo tạm thời loại Argentina khỏi Hệ thống ưu đãi thuế quan chung (GSP) dành cho các nước đang phát triển, cho tới khi quốc gia Nam Mỹ này thanh toán cho các công ty Azurix Corp và Blue Ridge Investment của Mỹ khoảng 300 triệu USD, do thua kiện tại ICSID.
Năm 2006, ICSID ra phán quyết buộc Argentina phải bồi thường 165,2 triệu USD do năm 2002 chính quyền tỉnh Buenos Aires hủy hợp đồng với Azurix trong việc cung cấp nước sạch cho 72 quận, huyện tại tỉnh này.
Trước đó, công ty đầu tư Blue Ridge Investment cũng kiện Argentina vì hủy hợp đồng và điều này khiến ICSID tuyên phạt 133,2 triệu USD vào năm 2005.
Trong thông cáo trên, Bộ ngoại giao Argentina cho biết hai doanh nghiệp của Mỹ chưa bao giờ chấp nhận bắt đầu các thủ tục tại Argentina để được bồi thường theo quy định của ICSID và luật pháp sở tại, đồng thời chỉ rõ quyết định của chính phủ Mỹ là kết quả của hành động lobby do các quỹ “kền kền” thực hiện nhằm gây sức ép và điều này Argentina cực lực lên án.
Bộ ngoại giao Argentina coi quyết định của Mỹ là “không thể hiểu nổi”, vì chỉ miễn 18 triệu USD thuế nhập khẩu cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Argentina, con số quá nhỏ so với kim ngạch trao đổi sản phẩm và dịch vụ lên tới 18 tỷ USD mỗi năm, trong đó Mỹ xuất siêu lớn.
Trong khi đó, Đại diện thương mại Mỹ Ron Kirk cho biết năm ngoái 11% xuất khẩu của Argentina sang Mỹ (khoảng 477 triệu USD), được hưởng lợi từ GSP.
Nổi lên trong các sản phẩm của Argentina được ưu đãi thuế quan gồm rượu vang, thịt bò, đường và dầu ôliu.
Argentina là nước đầu tiên bị rút tên khỏi chương trình ưu đãi thuế quan trên do từ chối trả tiền bồi thường theo phán quyết của ICSID, một cơ quan của Ngân hàng thế giới (WB).
Theo các nhà phân tích, việc loại Argentina khỏi chương trình GSP không có mấy ảnh hưởng tới trao đổi ngoại thương của quốc gia Nam Mỹ này, thế nhưng có ý nghĩa về chính trị.
Đây là sự trừng phạt mạnh nhất về kinh tế mà Mỹ đưa ra đối với Argentina dưới thời Tổng thống Barack Obama./.
Trong một thông cáo, Bộ ngoại giao Argentina cũng phê phán các nhà chức trách thương mại Mỹ phớt lờ đề xuất giải quyết khác biệt của hai phía trong việc giải thích quy định của ICSID và khăng khăng ép Buenos Aires thực hiện một cơ chế trái với hệ thống luật pháp hiện hành tại Argentina.
Phản ứng được đưa ra cùng ngày chính phủ Mỹ thông báo tạm thời loại Argentina khỏi Hệ thống ưu đãi thuế quan chung (GSP) dành cho các nước đang phát triển, cho tới khi quốc gia Nam Mỹ này thanh toán cho các công ty Azurix Corp và Blue Ridge Investment của Mỹ khoảng 300 triệu USD, do thua kiện tại ICSID.
Năm 2006, ICSID ra phán quyết buộc Argentina phải bồi thường 165,2 triệu USD do năm 2002 chính quyền tỉnh Buenos Aires hủy hợp đồng với Azurix trong việc cung cấp nước sạch cho 72 quận, huyện tại tỉnh này.
Trước đó, công ty đầu tư Blue Ridge Investment cũng kiện Argentina vì hủy hợp đồng và điều này khiến ICSID tuyên phạt 133,2 triệu USD vào năm 2005.
Trong thông cáo trên, Bộ ngoại giao Argentina cho biết hai doanh nghiệp của Mỹ chưa bao giờ chấp nhận bắt đầu các thủ tục tại Argentina để được bồi thường theo quy định của ICSID và luật pháp sở tại, đồng thời chỉ rõ quyết định của chính phủ Mỹ là kết quả của hành động lobby do các quỹ “kền kền” thực hiện nhằm gây sức ép và điều này Argentina cực lực lên án.
Bộ ngoại giao Argentina coi quyết định của Mỹ là “không thể hiểu nổi”, vì chỉ miễn 18 triệu USD thuế nhập khẩu cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Argentina, con số quá nhỏ so với kim ngạch trao đổi sản phẩm và dịch vụ lên tới 18 tỷ USD mỗi năm, trong đó Mỹ xuất siêu lớn.
Trong khi đó, Đại diện thương mại Mỹ Ron Kirk cho biết năm ngoái 11% xuất khẩu của Argentina sang Mỹ (khoảng 477 triệu USD), được hưởng lợi từ GSP.
Nổi lên trong các sản phẩm của Argentina được ưu đãi thuế quan gồm rượu vang, thịt bò, đường và dầu ôliu.
Argentina là nước đầu tiên bị rút tên khỏi chương trình ưu đãi thuế quan trên do từ chối trả tiền bồi thường theo phán quyết của ICSID, một cơ quan của Ngân hàng thế giới (WB).
Theo các nhà phân tích, việc loại Argentina khỏi chương trình GSP không có mấy ảnh hưởng tới trao đổi ngoại thương của quốc gia Nam Mỹ này, thế nhưng có ý nghĩa về chính trị.
Đây là sự trừng phạt mạnh nhất về kinh tế mà Mỹ đưa ra đối với Argentina dưới thời Tổng thống Barack Obama./.
Quang Sơn (Vietnam+)