Theo AFP và Reuters, Đại sứ Arập Xêút tại Liên hợp quốc Abdallah al-Mouallimi ngày 25/7 cho biết nước này sẽ đề xuất lên Đại hội đồng Liên hợp quốc một nghị quyết nêu bật việc Chính phủ Syria đe dọa sử dụng vũ khí hóa học.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Nga nêu rõ việc Chính phủ Syria dọa sử dụng vũ khí hóa học là không thể chấp nhận.
Phát biểu với một số phóng viên, ông Mouallimi cho biết Arập Xêút sẽ đệ trình nghị quyết này trong những ngày tới và ông hy vọng một cuộc bỏ phiếu có thể được tiến hành vào "đầu tuần tới."
Theo ông al-Mouallimi, nghị quyết sẽ đề cập đến tất cả các vấn đề quan trọng trong tình hình Syria hiện nay.
Sáng kiến Arập mới này được đưa ra sau khi phương Tây tuần trước thất bại trong nỗ lực tại Hội đồng Bảo an nhằm đe dọa áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Tổng thống Xyri Bashar al-Assad liên quan đến cuộc xung đột 16 tháng qua ở nước này, do vấp phải lá phiếu phủ quyết của Nga và Trung Quốc.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Nga cùng ngày cho biết Mátxcơva đã nói rõ với Chính phủ Syria rằng việc nước này dọa sử dụng vũ khí hóa học là không thể chấp nhận. Lập trường này của Nga được đưa ra trong cuộc gặp giữa Thứ trưởng Ngoại giao Nga Mikhail Bogdanov và Đại sứ Syria tại Mátxcơva.
Trong diễn biến liên quan, Đại sứ Nga tại Liên hợp quốc Vitaly Churkin khẳng định Nga sẵn sàng tổ chức các cuộc đàm phán giữa phe đối lập Syria và Tổng thống Assad trong nỗ lực nhằm chấm dứt cuộc xung đột ở Syria.
Phát biểu tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an về Trung Đông, ông Churkin nêu rõ Nga sẽ "xúc tiến cuộc đối thoại liên Syria. Để thúc đẩy điều này, chúng tôi sẵn sàng cung cấp cho phe đối lập và chính phủ một diễn đàn ở Mátxcơva để thiết lập các mối liên hệ nhằm thống nhất phe đối lập và tiến hành đàm phán với chính phủ."
Cũng trong ngày 25/7, Ngoại trưởng Jordan Nasser Judeh cho biết nước này đã có biện pháp phòng ngừa trong trường hợp vũ khí hóa học được sử dụng tại Syria, động thái phản ánh mối quan ngại trong khu vực về việc Syria đe dọa sử dụng loại vũ khí này nhằm vào các lực lượng nước ngoài.
Cũng theo ông Juheh, 140.000 người Syria đã chạy nạn sang Jordan kể từ khi cuộc nổi dậy ở Syria khởi phát hồi tháng Ba năm ngoái./.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Nga nêu rõ việc Chính phủ Syria dọa sử dụng vũ khí hóa học là không thể chấp nhận.
Phát biểu với một số phóng viên, ông Mouallimi cho biết Arập Xêút sẽ đệ trình nghị quyết này trong những ngày tới và ông hy vọng một cuộc bỏ phiếu có thể được tiến hành vào "đầu tuần tới."
Theo ông al-Mouallimi, nghị quyết sẽ đề cập đến tất cả các vấn đề quan trọng trong tình hình Syria hiện nay.
Sáng kiến Arập mới này được đưa ra sau khi phương Tây tuần trước thất bại trong nỗ lực tại Hội đồng Bảo an nhằm đe dọa áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Tổng thống Xyri Bashar al-Assad liên quan đến cuộc xung đột 16 tháng qua ở nước này, do vấp phải lá phiếu phủ quyết của Nga và Trung Quốc.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Nga cùng ngày cho biết Mátxcơva đã nói rõ với Chính phủ Syria rằng việc nước này dọa sử dụng vũ khí hóa học là không thể chấp nhận. Lập trường này của Nga được đưa ra trong cuộc gặp giữa Thứ trưởng Ngoại giao Nga Mikhail Bogdanov và Đại sứ Syria tại Mátxcơva.
Trong diễn biến liên quan, Đại sứ Nga tại Liên hợp quốc Vitaly Churkin khẳng định Nga sẵn sàng tổ chức các cuộc đàm phán giữa phe đối lập Syria và Tổng thống Assad trong nỗ lực nhằm chấm dứt cuộc xung đột ở Syria.
Phát biểu tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an về Trung Đông, ông Churkin nêu rõ Nga sẽ "xúc tiến cuộc đối thoại liên Syria. Để thúc đẩy điều này, chúng tôi sẵn sàng cung cấp cho phe đối lập và chính phủ một diễn đàn ở Mátxcơva để thiết lập các mối liên hệ nhằm thống nhất phe đối lập và tiến hành đàm phán với chính phủ."
Cũng trong ngày 25/7, Ngoại trưởng Jordan Nasser Judeh cho biết nước này đã có biện pháp phòng ngừa trong trường hợp vũ khí hóa học được sử dụng tại Syria, động thái phản ánh mối quan ngại trong khu vực về việc Syria đe dọa sử dụng loại vũ khí này nhằm vào các lực lượng nước ngoài.
Cũng theo ông Juheh, 140.000 người Syria đã chạy nạn sang Jordan kể từ khi cuộc nổi dậy ở Syria khởi phát hồi tháng Ba năm ngoái./.
(Vietnam+)