Tổ chức China Labor Watch (Theo dõi Lao động Trung Quốc) có trụ sở ở New York, hôm nay 29/7 đã công bố một báo cáo cho thấy "Gã khổng lồ công nghệ" của Mỹ, Apple đã lạm dụng lao động ở Trung Quốc.
China Labor Watch tố Apple có các hành vi sai trái bao gồm ăn bớt lương nhân viên, vi phạm quy định thời gian làm việc và hành vi vi phạm môi trường làm việc tại các nhà máy sản xuất thiết bị của hãng ở Trung Quốc do Pegatron Corp, một nhà thầu Đài Loan của Apple điều hành.
Theo điều tra của China Labor Watch ở ba nhà máy của Pegatron, thời gian làm việc hàng tuần cho phần lớn các công nhân sản xuất khoảng 66, 67, và 69 giờ. Khi có đơn đặt hàng với hạn giao hàng gấp, giờ làm việc của công nhân thậm chí còn lâu hơn và họ hiếm khi nhận được một ngày nghỉ. Trong khi đó, giới hạn giờ làm việc của luật pháp Trung Quốc là 49 giờ mỗi tuần.
Cũng theo điều tra của China Labor Watch, lương theo giờ cho công nhân sản xuất sản phẩm của Apple chỉ ở mức 1,3 USD đến 1,5 USD là không đủ cao để đáp ứng nhu cầu cơ bản. Ví dụ, ở Thượng Hải, thành phố đắt đỏ nhất của Trung Quốc, nơi mà mức lương trung bình là 764 USD, công nhân tại Pegatron chỉ kiếm được 268 USD trước khi làm thêm giờ.
[Apple điều tra bóc lột lao động ở nhà máy Foxconn]
Apple cho biết trong một tuyên bố cùng ngày, rằng hãng "cam kết cung cấp điều kiện làm việc an toàn và công bằng" và sẽ điều tra các khiếu nại. Pegatron, trong một tuyên bố riêng biệt, cũng hứa sẽ điều tra.
Apple cho biết một điều tra viên của hãng này xác nhận một lời cáo buộc của China Labor Watch - rằng Pegatron đã được nắm giữ chứng minh thư của một số công nhân - và yêu cầu Pegatron dừng lại.
Theo các nguồn tin công nghệ, nhà máy Pegatron tại khu Phố Đông của Thượng Hải sản xuất 1/3 cố iPhone và iPad trên thế giới. Công ty này hiện đang sử dụng 70.000 lao động.
Đây không phải là lần đầu tiên Apple bị tố lạm dụng lao động ở các nhà máy của hãng ở Trung Quốc. Đã có một thời gian, các phương tiện truyền thông ở Mỹ đưa ra các thông tin hay báo cáo về nạn bóc lột nhân công tại nhà máy của Foxconn - một nhà thầu gia công thiết bị cho Apple ở Trung Quốc, trong đó khẳng định nhà máy Foxconn thuê cả những công nhân chỉ 13 tuổi và làm việc 16 tiếng/ngày, với điều kiện làm việc hết sức tồi tệ.
Tờ New York Times cho hay, tháng 7/2009, một công nhân 25 tuổi ở nhà máy của Foxconn đã tự sát sau khi đánh mất một mẫu iPhone. Năm 2010 cũng liên tiếp xảy ra các vụ tự sát khác và Foxconn đã phải lắp đặt lưới để tránh công nhân nhảy từ trên cao xuống đất. Năm ngoái, đã có 2 vụ nổ ở nhà máy sản xuất iPad, giết chết 4 người và làm bị thương 7 người.
[Samsung đánh bại Apple ở Trung Quốc như thế nào?]
Một số ý kiến cho rằng việc Apple áp mức giá lao động quá thấp đã khiến các công ty gia công sản phẩm cho họ phải "bóc lột" công nhân như vậy thì mới đảm bảo thu được lãi.
Diễn biến vụ việc trên xảy ra trong bối cảnh, Apple đang phải vật lộn để trụ vững ở thị trường đông dân nhất thế giới. Apple Inc trong tuần qua đã công bố kết quả kinh doanh của hãng ở thị trường Trung Quốc, bao gồm cả Hong Kong và Đài Loan. Theo đó, hãng đã bị mất 43% doanh thu so với quý trước khi chỉ đạt 4,65 tỷ USD. Kết quả này cũng thấp hơn 14% so với cùng kỳ năm ngoái./.
China Labor Watch tố Apple có các hành vi sai trái bao gồm ăn bớt lương nhân viên, vi phạm quy định thời gian làm việc và hành vi vi phạm môi trường làm việc tại các nhà máy sản xuất thiết bị của hãng ở Trung Quốc do Pegatron Corp, một nhà thầu Đài Loan của Apple điều hành.
Theo điều tra của China Labor Watch ở ba nhà máy của Pegatron, thời gian làm việc hàng tuần cho phần lớn các công nhân sản xuất khoảng 66, 67, và 69 giờ. Khi có đơn đặt hàng với hạn giao hàng gấp, giờ làm việc của công nhân thậm chí còn lâu hơn và họ hiếm khi nhận được một ngày nghỉ. Trong khi đó, giới hạn giờ làm việc của luật pháp Trung Quốc là 49 giờ mỗi tuần.
Cũng theo điều tra của China Labor Watch, lương theo giờ cho công nhân sản xuất sản phẩm của Apple chỉ ở mức 1,3 USD đến 1,5 USD là không đủ cao để đáp ứng nhu cầu cơ bản. Ví dụ, ở Thượng Hải, thành phố đắt đỏ nhất của Trung Quốc, nơi mà mức lương trung bình là 764 USD, công nhân tại Pegatron chỉ kiếm được 268 USD trước khi làm thêm giờ.
[Apple điều tra bóc lột lao động ở nhà máy Foxconn]
Apple cho biết trong một tuyên bố cùng ngày, rằng hãng "cam kết cung cấp điều kiện làm việc an toàn và công bằng" và sẽ điều tra các khiếu nại. Pegatron, trong một tuyên bố riêng biệt, cũng hứa sẽ điều tra.
Apple cho biết một điều tra viên của hãng này xác nhận một lời cáo buộc của China Labor Watch - rằng Pegatron đã được nắm giữ chứng minh thư của một số công nhân - và yêu cầu Pegatron dừng lại.
Theo các nguồn tin công nghệ, nhà máy Pegatron tại khu Phố Đông của Thượng Hải sản xuất 1/3 cố iPhone và iPad trên thế giới. Công ty này hiện đang sử dụng 70.000 lao động.
Đây không phải là lần đầu tiên Apple bị tố lạm dụng lao động ở các nhà máy của hãng ở Trung Quốc. Đã có một thời gian, các phương tiện truyền thông ở Mỹ đưa ra các thông tin hay báo cáo về nạn bóc lột nhân công tại nhà máy của Foxconn - một nhà thầu gia công thiết bị cho Apple ở Trung Quốc, trong đó khẳng định nhà máy Foxconn thuê cả những công nhân chỉ 13 tuổi và làm việc 16 tiếng/ngày, với điều kiện làm việc hết sức tồi tệ.
Tờ New York Times cho hay, tháng 7/2009, một công nhân 25 tuổi ở nhà máy của Foxconn đã tự sát sau khi đánh mất một mẫu iPhone. Năm 2010 cũng liên tiếp xảy ra các vụ tự sát khác và Foxconn đã phải lắp đặt lưới để tránh công nhân nhảy từ trên cao xuống đất. Năm ngoái, đã có 2 vụ nổ ở nhà máy sản xuất iPad, giết chết 4 người và làm bị thương 7 người.
[Samsung đánh bại Apple ở Trung Quốc như thế nào?]
Một số ý kiến cho rằng việc Apple áp mức giá lao động quá thấp đã khiến các công ty gia công sản phẩm cho họ phải "bóc lột" công nhân như vậy thì mới đảm bảo thu được lãi.
Diễn biến vụ việc trên xảy ra trong bối cảnh, Apple đang phải vật lộn để trụ vững ở thị trường đông dân nhất thế giới. Apple Inc trong tuần qua đã công bố kết quả kinh doanh của hãng ở thị trường Trung Quốc, bao gồm cả Hong Kong và Đài Loan. Theo đó, hãng đã bị mất 43% doanh thu so với quý trước khi chỉ đạt 4,65 tỷ USD. Kết quả này cũng thấp hơn 14% so với cùng kỳ năm ngoái./.
Việt Đức (Vietnam+)