Hội nghị cấp Bộ trưởng Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) đầu tiên về an ninh lương thực, được tổ chức tại thành phố Niigata của Nhật Bản, đã bế mạc ngày 17/10 sau khi thông qua “Tuyên bố Niigata về đảm bảo an ninh lương thực của APEC” và “Kế hoạch hành động đảm bảo an ninh lương thực của APEC.”
“Tuyên bố Niigata về đảm bảo an ninh lương thực của APEC” đưa ra 2 mục tiêu chung: phát triển nông nghiệp bền vững và tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư, thương mại và các chức năng của thị trường.
Tuyên bố nhấn mạnh để đối phó với sự mất cân đối về cung-cầu lương thực do dân số và thu nhập tăng, cần phải tăng cường năng lực cung cấp lương thực, đối phó với thiên tai, biến đổi khí hậu và phục hồi, phát triển khu vực nông thôn.
Đồng thời, để đảm bảo an ninh lương thực, không thể thiếu sự phân phối lương thực ổn định, hiệu quả và công bằng. Các nền kinh tế thành viên APEC cần phải hợp tác xúc tiến thương mại nông sản, đảm bảo sự tin cậy của thị trường, chuẩn bị môi trường kinh doanh thuận lợi và đảm bảo an toàn thực phẩm, đồng thời cần xúc tiến đầu tư một cách có trách nhiệm vào lĩnh vực nông nghiệp, đẩy mạnh chuyển giao công nghệ, bảo vệ bản quyền.
Trong khi đó, “Kế hoạch hành động đảm bảo an ninh lương thực của APEC” đưa ra những biện pháp cụ thể nhằm thực hiện các mục tiêu của Tuyên bố Niigata, theo đó tăng cường năng lực cung cấp lương thực của các nền kinh tế thành viên thông qua các hoạt động “hợp tác mềm;” hợp tác với các nền kinh tế ngoài APEC, đảm bảo cung cấp lương thực kịp thời trong các tình huống khẩn cấp; xây dựng cơ sở dữ liệu chung liên quan đến nông nghiệp và lương thực.
Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bùi Bá Bổng dẫn đầu đã tham gia đóng góp ý kiến cho Tuyên bố và Kế hoạch hành động Niigata.
Đoàn cũng có các buổi làm việc với một số đối tác là thành viên của APEC nhằm tăng cường hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp./.
“Tuyên bố Niigata về đảm bảo an ninh lương thực của APEC” đưa ra 2 mục tiêu chung: phát triển nông nghiệp bền vững và tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư, thương mại và các chức năng của thị trường.
Tuyên bố nhấn mạnh để đối phó với sự mất cân đối về cung-cầu lương thực do dân số và thu nhập tăng, cần phải tăng cường năng lực cung cấp lương thực, đối phó với thiên tai, biến đổi khí hậu và phục hồi, phát triển khu vực nông thôn.
Đồng thời, để đảm bảo an ninh lương thực, không thể thiếu sự phân phối lương thực ổn định, hiệu quả và công bằng. Các nền kinh tế thành viên APEC cần phải hợp tác xúc tiến thương mại nông sản, đảm bảo sự tin cậy của thị trường, chuẩn bị môi trường kinh doanh thuận lợi và đảm bảo an toàn thực phẩm, đồng thời cần xúc tiến đầu tư một cách có trách nhiệm vào lĩnh vực nông nghiệp, đẩy mạnh chuyển giao công nghệ, bảo vệ bản quyền.
Trong khi đó, “Kế hoạch hành động đảm bảo an ninh lương thực của APEC” đưa ra những biện pháp cụ thể nhằm thực hiện các mục tiêu của Tuyên bố Niigata, theo đó tăng cường năng lực cung cấp lương thực của các nền kinh tế thành viên thông qua các hoạt động “hợp tác mềm;” hợp tác với các nền kinh tế ngoài APEC, đảm bảo cung cấp lương thực kịp thời trong các tình huống khẩn cấp; xây dựng cơ sở dữ liệu chung liên quan đến nông nghiệp và lương thực.
Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bùi Bá Bổng dẫn đầu đã tham gia đóng góp ý kiến cho Tuyên bố và Kế hoạch hành động Niigata.
Đoàn cũng có các buổi làm việc với một số đối tác là thành viên của APEC nhằm tăng cường hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp./.
(TTXVN/Vietnam+)