Các quan chức cấp cao (SOM) Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình dương (APEC) đã nhất trí tăng cường sự phối hợp và hợp tác chặt chẽ để đối phó hiệu quả với thách thức mang tính thời đại và toàn cầu này.
Các chuyên gia và nhà quản lý trong lĩnh vực an ninh, đại diện 21 nền kinh tế thành viên APEC tham dự Hội nghị SOM APEC lần thứ nhất, từ ngày 25/1-7/2 tại Jakarta, nhất trí cho rằng nâng cao năng lực xây dựng hoạt động và trao đổi thông tin giúp tăng cường khả năng chống khủng bố của các thành viên APEC.
Đại diện nước chủ nhà Indonesia, đồng thời là Chủ tịch Nhóm công tác chống khủng bố của APEC, ông Hary Purwanto, cho biết là Chủ tịch APEC 2013, Indonesia sẽ tổ chức nhiều chương trình xây dựng năng lực khác nhau cho các thành viên APEC, bao gồm cả chương trình chống khủng bố.
Ông Harry Purwanto nhấn mạnh rằng các nhà lãnh đạo APEC đã cam kết bảo vệ kinh tế, thương mại, đầu tư, và các hệ thống tài chính khu vực trước các cuộc tấn công khủng bố và nạn rửa tiền thông qua thương mại.
Cam kết này đã được khẳng định trong hai tuyên bố mang tính nguyên tắc là “Tuyên bố của các nhà lãnh đạo APEC về chống khủng bố” năm 2001 và “Tuyên bố của các nhà lãnh đạo APEC về chống khủng bố và thúc đẩy tăng trưởng” năm 2002, cũng như trong tuyên bố của các nhà lãnh đạo trong các Hội nghị thượng đỉnh APEC hàng năm.
Ông Harry Purwanto cho biết thêm rằng Nhóm công tác chống khủng bố của APEC - được thành lập vào tháng 5/2003 để chống lại chủ nghĩa khủng bố và tăng cường an ninh con người, đã tiến hành xác định và đánh giá các đòi hỏi chống khủng bố, điều phối các chương trình xây dựng năng lực và hỗ trợ kỹ thuật, hợp tác với các tổ chức quốc tế và khu vực có liên quan, và tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác giữa các diễn đàn APEC về vấn đề chống khủng bố.
Nhóm công tác chống khủng bố của APEC đã đưa ra Kế hoạch hành động APEC chống khủng bố (CTAP) giúp các thành viên APEC đạt được các mục tiêu quan trọng của sáng kiến “Các yêu cầu tiếp cận thương mại dịch vụ” (STAR), bao gồm đảm bảo vận tải hàng hóa, bảo vệ người quá cảnh, bảo vệ các tàu vận tải hoạt động trên các tuyến hàng hải quốc tế, đấu tranh chống các mối đe dọa đối với an ninh, ngăn chặn tài trợ khủng bố, và thúc đẩy an ninh mạng./.
Các chuyên gia và nhà quản lý trong lĩnh vực an ninh, đại diện 21 nền kinh tế thành viên APEC tham dự Hội nghị SOM APEC lần thứ nhất, từ ngày 25/1-7/2 tại Jakarta, nhất trí cho rằng nâng cao năng lực xây dựng hoạt động và trao đổi thông tin giúp tăng cường khả năng chống khủng bố của các thành viên APEC.
Đại diện nước chủ nhà Indonesia, đồng thời là Chủ tịch Nhóm công tác chống khủng bố của APEC, ông Hary Purwanto, cho biết là Chủ tịch APEC 2013, Indonesia sẽ tổ chức nhiều chương trình xây dựng năng lực khác nhau cho các thành viên APEC, bao gồm cả chương trình chống khủng bố.
Ông Harry Purwanto nhấn mạnh rằng các nhà lãnh đạo APEC đã cam kết bảo vệ kinh tế, thương mại, đầu tư, và các hệ thống tài chính khu vực trước các cuộc tấn công khủng bố và nạn rửa tiền thông qua thương mại.
Cam kết này đã được khẳng định trong hai tuyên bố mang tính nguyên tắc là “Tuyên bố của các nhà lãnh đạo APEC về chống khủng bố” năm 2001 và “Tuyên bố của các nhà lãnh đạo APEC về chống khủng bố và thúc đẩy tăng trưởng” năm 2002, cũng như trong tuyên bố của các nhà lãnh đạo trong các Hội nghị thượng đỉnh APEC hàng năm.
Ông Harry Purwanto cho biết thêm rằng Nhóm công tác chống khủng bố của APEC - được thành lập vào tháng 5/2003 để chống lại chủ nghĩa khủng bố và tăng cường an ninh con người, đã tiến hành xác định và đánh giá các đòi hỏi chống khủng bố, điều phối các chương trình xây dựng năng lực và hỗ trợ kỹ thuật, hợp tác với các tổ chức quốc tế và khu vực có liên quan, và tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác giữa các diễn đàn APEC về vấn đề chống khủng bố.
Nhóm công tác chống khủng bố của APEC đã đưa ra Kế hoạch hành động APEC chống khủng bố (CTAP) giúp các thành viên APEC đạt được các mục tiêu quan trọng của sáng kiến “Các yêu cầu tiếp cận thương mại dịch vụ” (STAR), bao gồm đảm bảo vận tải hàng hóa, bảo vệ người quá cảnh, bảo vệ các tàu vận tải hoạt động trên các tuyến hàng hải quốc tế, đấu tranh chống các mối đe dọa đối với an ninh, ngăn chặn tài trợ khủng bố, và thúc đẩy an ninh mạng./.
Việt Tú/Jakarta (Vietnam+)