Bộ trưởng Điều phối Kinh tế nước chủ nhà Hatta Rajasa khẳng định việc đăngcai tổ chức và tổ chức Hội nghị thượng đỉnh APEC và các hội nghị liên quan sẽcủng cố và nâng cao vai trò nước lớn và dẫn đầu của Indonesia trong khu vực ĐôngNam Á, với triển vọng trở thành một cường quốc toàn cầu trong tương lai.
Phát biểu trong cuộc họp báo ngày 5/10 tại Bali, Indonesia trong khuôn khổ Hộinghị Bộ trưởng Ngoại giao, Kinh tế Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái BìnhDương (APEC) lần thứ 21, Bộ trưởng Hatta nhấn mạnh rằng sẽ hoàn toàn sai lầm nếunói APEC không đem lại lợi thế nào cho Indonesia khi là nước chủ nhà của Hộinghị thượng đỉnh APEC lần thứ 21 và các Hội nghị liên quan, bởi những lợi thếtiềm năng và lợi ích mà Indonesia có thể có được từ APEC trong bối cảnh các điềukiện toàn cầu hiện nay.
Điều này được thể hiện trước hết qua 3 nội dung chính do Indonesia đề xuất vàchuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh APEC 2013, bao gồm thực hiện các mục tiêuBogor, được nhất trí tại Hội nghị thượng đỉnh APEC năm 1994 ở Bogor, Indonesianhằm tăng cường tự do hóa thương mại và đầu tư, trong đó thời gian hoàn thành là2010 cho các nền kinh tế phát triển và năm 2020 cho các nền kinh tế đang pháttriển; thúc đẩy tăng trưởng bền vững và công bằng; tăng cường kết nối khu vực.
Đây là một mục tiêu rất quan trọng mà Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)đang nỗ lực thực hiện, trong đó Indonesia là thành viên lớn nhất và đông dânnhất, có nhu cầu kết nối rất lớn khi là một quốc gia quần đảo nằm trải dài trênThái Bình Dương.
[Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng APEC tại Indonesia]
Bộ trưởng Hatta cho biết 75% tổng thương mại của Indonesia được thực hiện vớicác nền kinh tế thành viên APEC, tăng trưởng thương mại Indonesia-APEC cao hơnso với các nước ngoài khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Chưa kể đến các mối quan hệ đầu tư, du lịch giữa Indonesia và các thành viênAPEC - một tổ chức khu vực chiếm trên 40% dân số thế giới, 44% khối lượng thươngmại toàn cầu và 55% GDP thế giới.
Theo ông Hatta, Hội nghị thượng đinh APEC năm nay còn là một động lực cho việcđẩy nhanh thực hiện Kế hoạch tổng thể tăng tốc và mở rộng phát triển kinh tế(MP3EI) của Indonesia, cho phép một sự tiếp cận rộng rãi hơn với các thị trườngvà các dòng chảy vốn đầu tư giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và gia tăng sảnxuất trong nước./.
Phát biểu trong cuộc họp báo ngày 5/10 tại Bali, Indonesia trong khuôn khổ Hộinghị Bộ trưởng Ngoại giao, Kinh tế Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái BìnhDương (APEC) lần thứ 21, Bộ trưởng Hatta nhấn mạnh rằng sẽ hoàn toàn sai lầm nếunói APEC không đem lại lợi thế nào cho Indonesia khi là nước chủ nhà của Hộinghị thượng đỉnh APEC lần thứ 21 và các Hội nghị liên quan, bởi những lợi thếtiềm năng và lợi ích mà Indonesia có thể có được từ APEC trong bối cảnh các điềukiện toàn cầu hiện nay.
Điều này được thể hiện trước hết qua 3 nội dung chính do Indonesia đề xuất vàchuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh APEC 2013, bao gồm thực hiện các mục tiêuBogor, được nhất trí tại Hội nghị thượng đỉnh APEC năm 1994 ở Bogor, Indonesianhằm tăng cường tự do hóa thương mại và đầu tư, trong đó thời gian hoàn thành là2010 cho các nền kinh tế phát triển và năm 2020 cho các nền kinh tế đang pháttriển; thúc đẩy tăng trưởng bền vững và công bằng; tăng cường kết nối khu vực.
Đây là một mục tiêu rất quan trọng mà Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)đang nỗ lực thực hiện, trong đó Indonesia là thành viên lớn nhất và đông dânnhất, có nhu cầu kết nối rất lớn khi là một quốc gia quần đảo nằm trải dài trênThái Bình Dương.
[Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng APEC tại Indonesia]
Bộ trưởng Hatta cho biết 75% tổng thương mại của Indonesia được thực hiện vớicác nền kinh tế thành viên APEC, tăng trưởng thương mại Indonesia-APEC cao hơnso với các nước ngoài khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Chưa kể đến các mối quan hệ đầu tư, du lịch giữa Indonesia và các thành viênAPEC - một tổ chức khu vực chiếm trên 40% dân số thế giới, 44% khối lượng thươngmại toàn cầu và 55% GDP thế giới.
Theo ông Hatta, Hội nghị thượng đinh APEC năm nay còn là một động lực cho việcđẩy nhanh thực hiện Kế hoạch tổng thể tăng tốc và mở rộng phát triển kinh tế(MP3EI) của Indonesia, cho phép một sự tiếp cận rộng rãi hơn với các thị trườngvà các dòng chảy vốn đầu tư giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và gia tăng sảnxuất trong nước./.
Việt Tú/Jakarta (Vietnam+)