Trong hai ngày 5-6/9, tại thành phố Vladivostok, Liên bang Nga, đã diễn ra Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao-Kinh tế lần thứ 24 của Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) với sự đồng chủ tọa của Bộ trưởng Ngoại giao Lavrov và Bộ trưởng Phát triển Kinh tế của Liên bang Nga Belousov.
Tham dự Hội nghị có các Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Thương mại và các Bộ trưởng liên quan của 21 nền kinh tế thành viên APEC, Phó Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Yerxa và các đại diện của Hội đồng Tư vấn Kinh doanh APEC (APEC Bussiness Advisory Council), Hội đồng Hợp tác Kinh tế Thái Bình Dương (Pacific Economic Cooperation Council), Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Diễn đàn các đảo Thái Bình Dương (Pacific Islands Forum). Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam đã tham dự Hội nghị.
Ngay sau Phiên khai mạc được tổ chức trọng thể tại Trung tâm Hội nghị trên đảo Rút-xki, các Bộ trưởng đã tập trung đánh giá việc triển khai các ưu tiên hợp tác APEC trong năm qua.
Các Bộ trưởng nhấn mạnh, trong bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi chậm và còn nhiều khó khăn, APEC đứng trước nhu cầu cấp bách cần tiếp tục gia tăng hợp tác, thúc đẩy liên kết kinh tế và ứng phó hiệu quả hơn với các thách thức toàn cầu nhằm phục hồi kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và duy trì vai trò đầu tầu của châu Á-Thái Bình Dương trong nền kinh tế thế giới.
Hội nghị khẳng định tăng cường tự do hóa thương mại, đầu tư và liên kết kinh tế khu vực, bảo đảm an ninh lương thực, thiết lập các chuỗi cung ứng đáng tin cậy và thúc đẩy tăng trưởng sáng tạo là những biện pháp quan trọng cần được tiếp tục ưu tiên triển khai.
Qua hai ngày làm việc khẩn trương, Hội nghị đã thông qua nhiều biện pháp cụ thể thúc đẩy liên kết kinh tế khu vực, trong đó nổi bật là các Bộ trưởng nhất trí tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các Mục tiêu Bogor, nỗ lực kết thúc thành công Vòng đàm phán Doha, hợp tác về các vấn đề thương mại và đầu tư “thế hệ mới,” kết nối chuỗi cung ứng và thúc đẩy sự tham gia của doanh nghiệp vừa và nhỏ vào chuỗi cung ứng toàn cầu, nâng cao đồng bộ chính sách, cải cách cơ cấu, tăng cường vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế-xã hội...
Tăng cường hợp tác ứng phó với các thách thức toàn cầu, nhất là an ninh lương thực và thiên tai, là những nội dung hàng đầu được quan tâm và thảo luận tại Hội nghị lần này. Các Bộ trưởng nhấn mạnh quyết tâm triển khai cam kết của Hội nghị Bộ trưởng APEC lần thứ hai về An ninh lương thực được tổ chức tại Liên bang Nga vào giữa năm nay, tăng cường hợp tác để phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững, chuyển giao công nghệ sinh học, quản lý bền vững hệ sinh thái...
Nhiều thành viên đề nghị đẩy mạnh hợp tác công-tư, nghiên cứu và áp dụng công nghệ sáng tạo trong nông nghiệp và khuyến khích các thành viên tham gia tích cực Diễn đàn Thông tin châu Á-Thái Bình Dương về an ninh lương thực mà APEC thành lập trong năm nay.
Các thành viên chia sẻ nhu cầu gia tăng hợp tác phòng chống, ứng phó với tình trạng khẩn cấp và thiên tai, biến đổi khí hậu, an ninh năng lượng...
Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh nhấn mạnh nhu cầu gia tăng hợp tác và đóng góp của APEC trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực châu Á-Thái Bình Dương tiếp tục biến động khó lường, kinh tế thế giới và ở khu vực phục hồi chậm lại, tiềm ẩn nhiều rủi ro..., tác động nỗ lực phục hồi kinh tế ở từng quốc gia, quá trình tái cấu trúc kinh tế toàn cầu và thương mại đa phương.
Trên cương vị Việt Nam là đồng Chủ tịch Nhóm công tác APEC về ứng phó với tình trạng khẩn cấp, Bộ trưởng Phạm Bình Minh đã đề nghị Diễn đàn APEC cần tiếp tục coi hợp tác ứng phó với thiên tai và các tình trạng khẩn cấp là một nội hàm cốt lõi nhằm bảo đảm an ninh con người và thực hiện Chiến lược tăng trưởng của APEC.
Bộ trưởng cũng đề nghị APEC tiếp tục đóng góp tích cực vào các nỗ lực quốc tế, phối hợp chặt chẽ với các tổ chức khu vực trong lĩnh vực này, đồng thời nêu các sáng kiến của Việt Nam về quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng và tăng cường hợp tác APEC về cứu hộ, cứu nạn trên biển.
Tại Phiên họp về an ninh lương thực, Bộ trưởng đã chia sẻ những thành tựu về phát triển nông nghiệp cũng như những đóng góp của Việt Nam trong nỗ lực quốc tế bảo đảm an ninh lương thực.
Bộ trưởng đề nghị cần gắn kết chặt chẽ việc bảo đảm an ninh lương thực với nỗ lực hoàn thành các Mục tiêu Thiên niên kỷ, ứng phó với biển đổi khí hậu, khai thác và quản lý bền vững các nguồn tài nguyên, trong đó có nguồn nước, đại dương và các tài nguyên biển.
Trong Phiên bế mạc vào chiều ngày 6/9, các Bộ trưởng đã thông qua Tuyên bố chung của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao-Kinh tế APEC lần thứ 24 và năm văn kiện kèm theo về các nội dung hợp tác về minh bạch hóa, chuỗi cung ứng đáng tin cậy, sáng tạo, hợp tác giáo dục và phát triển nguồn nhân lực.
Các nước thành viên APEC quyết tâm cải thiện điều kiện cho thương mại và đầu tư, ngăn chặn mọi chủ trương và các biện pháp bảo hộ mậu dịch một cách cố ý, tăng cường liên kết kinh tế khu vực và coi đó là phương tiện chủ yếu để tiến tới thành lập một hệ thống thương mại tự do và mở cửa.
Các thành viên đánh giá cao nước chủ nhà Liên bang Nga đã chuẩn bị hết sức chu đáo và tổ chức thành công Hội nghị. Các kết quả và văn kiện của Hội nghị Bộ trưởng sẽ được trình lên các nhà Lãnh đạo APEC thông qua tại Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 20 sẽ diễn ra ngay trong những ngày tới.
Trên cơ sở đánh giá cao tầm quan trọng của các biện pháp phối hợp tiếp theo nhằm hoàn thiện các hệ thống giao thông-vận tải xanh và mở rộng cung cấp khu vực, các nước APEC quyết tâm và đã thỏa thuận thực hiện những biện pháp cụ thể nhằm đạt được mục đích này.
Các nước APEC cho rằng cần phải nỗ lực hơn nữa trong vấn đề nâng cao tính ổn định của các thị trường lương thực-thực phẩm, mở rộng khả năng tiếp cận lương thực-thực phẩm cho các tầng lớp dân chúng gặp khó khăn về xã hội, áp dụng công nghệ tiên tiến vào nông nghiệp, bảo đảm an ninh lương thực và đấu tranh chống nạn khai thác-buôn bán hải sản trái phép.
Cùng ngày, Hội nghị các Bộ trưởng Kinh tế APEC trong khuôn khổ APEC-2012 đã thông qua "Danh sách xanh" gồm 54 danh mục hàng hóa phải được sản xuất trên cơ sở góp phần bảo vệ môi trường xung quanh, trước hết bảo vệ nguồn nước, nguồn đất và không khí.
Nhân dịp Hội nghị, vào sáng ngày 6/9 đã diễn ra Cuộc họp lần thứ 8 của các Bộ trưởng Kinh tế Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Các thành viên TPP đã hoan nghênh Canada và Mexico tham gia đàm phán và nhất trí tiếp tục nỗ lực thúc đẩy đàm phán để hoàn tất trong thời gian tới.
Cũng trong thời gian Hội nghị, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có nhiều cuộc gặp gỡ với các Ngoại trưởng Liên bang Nga, Indonesia, New Zealand, Canada, Peru, và một số Ngoại trưởng khác.
Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng cũng đã có các cuộc gặp với nhiều Bộ trưởng APEC.
Tại các cuộc gặp, các Bộ trưởng bày tỏ vui mừng trước sự phát triển nhanh chóng của quan hệ song phương, và nhất trí tiếp tục làm sâu sắc quan hệ, nhất là kinh tế, thương mại và đầu tư, đồng thời tăng cường ủng hộ lẫn nhau và phối hợp chặt chẽ trong các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm./.
Tham dự Hội nghị có các Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Thương mại và các Bộ trưởng liên quan của 21 nền kinh tế thành viên APEC, Phó Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Yerxa và các đại diện của Hội đồng Tư vấn Kinh doanh APEC (APEC Bussiness Advisory Council), Hội đồng Hợp tác Kinh tế Thái Bình Dương (Pacific Economic Cooperation Council), Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Diễn đàn các đảo Thái Bình Dương (Pacific Islands Forum). Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam đã tham dự Hội nghị.
Ngay sau Phiên khai mạc được tổ chức trọng thể tại Trung tâm Hội nghị trên đảo Rút-xki, các Bộ trưởng đã tập trung đánh giá việc triển khai các ưu tiên hợp tác APEC trong năm qua.
Các Bộ trưởng nhấn mạnh, trong bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi chậm và còn nhiều khó khăn, APEC đứng trước nhu cầu cấp bách cần tiếp tục gia tăng hợp tác, thúc đẩy liên kết kinh tế và ứng phó hiệu quả hơn với các thách thức toàn cầu nhằm phục hồi kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và duy trì vai trò đầu tầu của châu Á-Thái Bình Dương trong nền kinh tế thế giới.
Hội nghị khẳng định tăng cường tự do hóa thương mại, đầu tư và liên kết kinh tế khu vực, bảo đảm an ninh lương thực, thiết lập các chuỗi cung ứng đáng tin cậy và thúc đẩy tăng trưởng sáng tạo là những biện pháp quan trọng cần được tiếp tục ưu tiên triển khai.
Qua hai ngày làm việc khẩn trương, Hội nghị đã thông qua nhiều biện pháp cụ thể thúc đẩy liên kết kinh tế khu vực, trong đó nổi bật là các Bộ trưởng nhất trí tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các Mục tiêu Bogor, nỗ lực kết thúc thành công Vòng đàm phán Doha, hợp tác về các vấn đề thương mại và đầu tư “thế hệ mới,” kết nối chuỗi cung ứng và thúc đẩy sự tham gia của doanh nghiệp vừa và nhỏ vào chuỗi cung ứng toàn cầu, nâng cao đồng bộ chính sách, cải cách cơ cấu, tăng cường vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế-xã hội...
Tăng cường hợp tác ứng phó với các thách thức toàn cầu, nhất là an ninh lương thực và thiên tai, là những nội dung hàng đầu được quan tâm và thảo luận tại Hội nghị lần này. Các Bộ trưởng nhấn mạnh quyết tâm triển khai cam kết của Hội nghị Bộ trưởng APEC lần thứ hai về An ninh lương thực được tổ chức tại Liên bang Nga vào giữa năm nay, tăng cường hợp tác để phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững, chuyển giao công nghệ sinh học, quản lý bền vững hệ sinh thái...
Nhiều thành viên đề nghị đẩy mạnh hợp tác công-tư, nghiên cứu và áp dụng công nghệ sáng tạo trong nông nghiệp và khuyến khích các thành viên tham gia tích cực Diễn đàn Thông tin châu Á-Thái Bình Dương về an ninh lương thực mà APEC thành lập trong năm nay.
Các thành viên chia sẻ nhu cầu gia tăng hợp tác phòng chống, ứng phó với tình trạng khẩn cấp và thiên tai, biến đổi khí hậu, an ninh năng lượng...
Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh nhấn mạnh nhu cầu gia tăng hợp tác và đóng góp của APEC trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực châu Á-Thái Bình Dương tiếp tục biến động khó lường, kinh tế thế giới và ở khu vực phục hồi chậm lại, tiềm ẩn nhiều rủi ro..., tác động nỗ lực phục hồi kinh tế ở từng quốc gia, quá trình tái cấu trúc kinh tế toàn cầu và thương mại đa phương.
Trên cương vị Việt Nam là đồng Chủ tịch Nhóm công tác APEC về ứng phó với tình trạng khẩn cấp, Bộ trưởng Phạm Bình Minh đã đề nghị Diễn đàn APEC cần tiếp tục coi hợp tác ứng phó với thiên tai và các tình trạng khẩn cấp là một nội hàm cốt lõi nhằm bảo đảm an ninh con người và thực hiện Chiến lược tăng trưởng của APEC.
Bộ trưởng cũng đề nghị APEC tiếp tục đóng góp tích cực vào các nỗ lực quốc tế, phối hợp chặt chẽ với các tổ chức khu vực trong lĩnh vực này, đồng thời nêu các sáng kiến của Việt Nam về quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng và tăng cường hợp tác APEC về cứu hộ, cứu nạn trên biển.
Tại Phiên họp về an ninh lương thực, Bộ trưởng đã chia sẻ những thành tựu về phát triển nông nghiệp cũng như những đóng góp của Việt Nam trong nỗ lực quốc tế bảo đảm an ninh lương thực.
Bộ trưởng đề nghị cần gắn kết chặt chẽ việc bảo đảm an ninh lương thực với nỗ lực hoàn thành các Mục tiêu Thiên niên kỷ, ứng phó với biển đổi khí hậu, khai thác và quản lý bền vững các nguồn tài nguyên, trong đó có nguồn nước, đại dương và các tài nguyên biển.
Trong Phiên bế mạc vào chiều ngày 6/9, các Bộ trưởng đã thông qua Tuyên bố chung của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao-Kinh tế APEC lần thứ 24 và năm văn kiện kèm theo về các nội dung hợp tác về minh bạch hóa, chuỗi cung ứng đáng tin cậy, sáng tạo, hợp tác giáo dục và phát triển nguồn nhân lực.
Các nước thành viên APEC quyết tâm cải thiện điều kiện cho thương mại và đầu tư, ngăn chặn mọi chủ trương và các biện pháp bảo hộ mậu dịch một cách cố ý, tăng cường liên kết kinh tế khu vực và coi đó là phương tiện chủ yếu để tiến tới thành lập một hệ thống thương mại tự do và mở cửa.
Các thành viên đánh giá cao nước chủ nhà Liên bang Nga đã chuẩn bị hết sức chu đáo và tổ chức thành công Hội nghị. Các kết quả và văn kiện của Hội nghị Bộ trưởng sẽ được trình lên các nhà Lãnh đạo APEC thông qua tại Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 20 sẽ diễn ra ngay trong những ngày tới.
Trên cơ sở đánh giá cao tầm quan trọng của các biện pháp phối hợp tiếp theo nhằm hoàn thiện các hệ thống giao thông-vận tải xanh và mở rộng cung cấp khu vực, các nước APEC quyết tâm và đã thỏa thuận thực hiện những biện pháp cụ thể nhằm đạt được mục đích này.
Các nước APEC cho rằng cần phải nỗ lực hơn nữa trong vấn đề nâng cao tính ổn định của các thị trường lương thực-thực phẩm, mở rộng khả năng tiếp cận lương thực-thực phẩm cho các tầng lớp dân chúng gặp khó khăn về xã hội, áp dụng công nghệ tiên tiến vào nông nghiệp, bảo đảm an ninh lương thực và đấu tranh chống nạn khai thác-buôn bán hải sản trái phép.
Cùng ngày, Hội nghị các Bộ trưởng Kinh tế APEC trong khuôn khổ APEC-2012 đã thông qua "Danh sách xanh" gồm 54 danh mục hàng hóa phải được sản xuất trên cơ sở góp phần bảo vệ môi trường xung quanh, trước hết bảo vệ nguồn nước, nguồn đất và không khí.
Nhân dịp Hội nghị, vào sáng ngày 6/9 đã diễn ra Cuộc họp lần thứ 8 của các Bộ trưởng Kinh tế Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Các thành viên TPP đã hoan nghênh Canada và Mexico tham gia đàm phán và nhất trí tiếp tục nỗ lực thúc đẩy đàm phán để hoàn tất trong thời gian tới.
Cũng trong thời gian Hội nghị, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có nhiều cuộc gặp gỡ với các Ngoại trưởng Liên bang Nga, Indonesia, New Zealand, Canada, Peru, và một số Ngoại trưởng khác.
Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng cũng đã có các cuộc gặp với nhiều Bộ trưởng APEC.
Tại các cuộc gặp, các Bộ trưởng bày tỏ vui mừng trước sự phát triển nhanh chóng của quan hệ song phương, và nhất trí tiếp tục làm sâu sắc quan hệ, nhất là kinh tế, thương mại và đầu tư, đồng thời tăng cường ủng hộ lẫn nhau và phối hợp chặt chẽ trong các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm./.
(TTXVN)