Các ngân hàng thương mại đã bắt đầu áp dụng lãi suất cho vay ngắn hạn bằng lãi suất tiền gửi VNĐ có kỳ hạn từ 1 tháng trở lên cộng với 3%/năm đối với 4 lĩnh vực ưu tiên. Tuy nhiên, các chuyên gia đều lo ngại, nếu không có biện pháp kiểm soát chặt thì sẽ xảy ra hiện tượng lách trần lãi suất.
15% cho bốn lĩnh vực ưu tiên
Theo Thông tư 14, trần lãi suất cho vay tối đa áp đối với bốn lĩnh vực ưu tiên là 15%. Bốn lĩnh vực này bao gồm: nông nghiệp nông thôn, các dự án sản xuất-kinh doanh hàng xuất khẩu, lĩnh vực phục vụ sản xuất-kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa, phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ.
Quy định này được kỳ vọng sẽ giúp khai thông dòng vốn, giúp định hướng dòng vốn chảy vào những khu vực được khuyến khích.
Khi tình hình thực tế chưa cho phép, cũng như chưa có đủ những điều kiện cần thiết để “trả” lãi suất về cho thị trường thì song song với việc khống chế đầu vào nhà nước cũng cần phải quản lý chặt chẽ đầu ra để đảm bảo tính công bằng hợp lý. Với tỷ lệ (+) 3% so với lãi suất huy động tối đa, doanh nghiệp đã có niềm tin hơn vào sự chia sẻ khó khăn từ phía các cơ quan quản lý nhà nước.
Tuy nhiên, vấn đề làm sao phải thúc đẩy, nâng cao hơn nữa khả năng hấp thụ của các doanh nghiệp, nhằm đưa đồng vốn vào phát triển mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này không chỉ doanh nghiệp, ngân hàng được lợi mà toàn xã hội cùng được hưởng lợi ích chung.
Ông Phạm Quang Tùng, Phó Tổng giám đốc BIDV chia sẻ, việc khống chế mức lãi vay không quá 3% so với mức lãi suất huy động hiện hành là hoàn toàn khả thi bởi chi phí tín dụng hiện ở mức 2,6-2,7%. Ngay khi chưa áp mức trần này BIDV đã cho vay đối với các đối tượng ưu tiên ở mức 13,5%/năm từ 12/4, nên động thái này của Ngân hàng Nhà nước không ảnh hưởng quá nhiều tới hoạt động của Ngân hàng. Điều này phần nào thể hiện qua tăng tín dụng đối với 4 lĩnh vực ưu tiên tại BIDV đến cuối tháng 4 chiếm tới 42%. “Chủ trương của BIDV thời gian tới là tiếp tục cung ứng vốn cho doanh nghiệp hiệu quả, có khả năng cạnh tranh,” ông Tùng nói.
Trên thực tế, một số ngân hàng lớn như Agribank, VietinBank, Vietcombank cũng đã áp dụng mức lãi suất thấp cho doanh nghiệp thuộc nhóm đối tượng ưu tiên này.
Động thái nói trên vừa đảm bảo mục tiêu kéo lãi suất giảm ngay, thay vì đợi các nhà băng chủ động, vừa hạn chế được tính lợi ích nhóm. Lạm phát cũng không bị ảnh hưởng vì cung tiền giữ nguyên, nhưng lại có thể kéo biên lợi nhuận của ngân hàng xuống để gỡ khó cho doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy tăng trưởng.
"Quan trọng hơn nữa là đảm bảo mức lãi suất phù hợp giúp doanh nghiệp không bị thiệt. Hiện nay người dân và doanh nghiệp đều thiệt, chỉ ngân hàng được lợi do hưởng chênh lệch giá cao," một chuyên gia nhấn mạnh.
Đề phòng vượt rào lãi suất
Không phải ngân hàng nào cũng mặn mà với việc áp trần lãi suất cho vay nhất là những ngân hàng nhỏ vì trước đây họ đã huy động vào với mức lãi suất cao nên giờ mà cho vay ra ở mức 15% thì sẽ bị thiệt nhiều. Và với việc bắt buộc phải “ép” các nhà băng này giảm mặt bằng lãi vay xuống thấp cũng sẽ khiến nảy sinh những hệ lụy cho thị trường như lách trần lãi suất bằng thu các loại phí khác như: phí giải ngân, phí thẩm định, phí tư vấn… và không tính vào lãi suất. Chính vì vậy, khi phóng viên gọi điện thoại cần được trao đổi với một số lãnh đạo ngân hàng cổ phần đều bị từ chối với lý do "đang bận".
Chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu cũng cho rằng, khống chế biên độ cho vay-huy động 3% dưới dạng hành chính, các ngân hàng có thể sẽ lách. Vì trước kia, khi ngân hàng áp dụng trần lãi suất cho vay, một số đơn vị vẫn lách bằng cách áp đặt các lệ phí, khiến cho lãi vượt trần quy định.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, hiện tượng lách trần sẽ không xảy ra thường xuyên vì hiện nay cung tiền tại các ngân hàng đang còn dư nhiều, nếu các tổ chức tín dụng mà "ép" thì khách hàng sẽ không vay.
Một cán bộ tín dụng giải thích, vì Thông tư 14 quy định đây là những khoản cho vay ngắn hạn, thường là số tiền nhỏ, nhưng thủ tục, giấy tờ, quy trình thẩm định lại giống hệt các khoản vay khác nên làm tăng chi phí của ngân hàng. Do đó, có thể dẫn đến tình trạng một số tổ chức tín dụng không dồn vốn cho vay các lĩnh vực này, nhất là đối với các ngân hàng có chi phí đầu vào cao.
Ông Hiếu cho rằng, vì đây là mệnh lệnh hành chính nên phải làm thật nghiêm. Ngân hàng Nhà nước cần tăng cường việc thanh kiểm tra các nhà băng. Với những ngân hàng yếu thanh khoản không thể cho vay lãi suất thấp được thì buộc phải sáp nhập.
Để không tái diễn tình trạng vượt rào như những năm trước, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước khẳng định, Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng cường thanh tra, giám sát việc chấp hành quy định về trần lãi suất cho vay, góp phần ổn định thị trường tiền tệ.
Để chứng minh Ngân hàng mình minh bạch thông tin, ông Trần Xuân Quảng, Phó Tổng Giám đốc thường trực Maritime Bank cho biết, Maritime Bank đã chính thức áp dụng chính sách để triển khai thông tư của Ngân hàng Nhà nước. Theo đó, các doanh nghiệp thuộc 4 nhóm đối tượng khách hàng ưu tiên mà đạt 1 số tiêu chí như: lành mạnh, minh bạch sẽ được áp dụng lãi suất 15%. Cụ thể, các doanh nghiệp trong 12 tháng vừa qua không có nợ xấu tín dụng; có báo cáo kiểm toán; có hệ thống đánh giá thương hiệu nội bộ, thường xuyên áp dụng; doanh nghiệp thuộc nhóm khách hàng A, 2A, 3A.
Theo tính toán của Maritime Bank, có khoảng từ 8-10% khách hàng doanh nghiệp sẽ đáp ứng được tiêu chí trên. "Tôi nghĩ Ngân hàng Nhà nước đã chỉ thị rõ các ngân hàng thương mại đưa ra chính sách định nghĩa doanh nghiệp lành mạnh, minh bạch để áp dụng mức lãi suất 15%, do đó không có động lực để lách trần vì tôi thấy nhóm khách hàng đó lành mạnh và phù hợp với Maritime Bank," ông Quảng nhấn mạnh./.
15% cho bốn lĩnh vực ưu tiên
Theo Thông tư 14, trần lãi suất cho vay tối đa áp đối với bốn lĩnh vực ưu tiên là 15%. Bốn lĩnh vực này bao gồm: nông nghiệp nông thôn, các dự án sản xuất-kinh doanh hàng xuất khẩu, lĩnh vực phục vụ sản xuất-kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa, phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ.
Quy định này được kỳ vọng sẽ giúp khai thông dòng vốn, giúp định hướng dòng vốn chảy vào những khu vực được khuyến khích.
Khi tình hình thực tế chưa cho phép, cũng như chưa có đủ những điều kiện cần thiết để “trả” lãi suất về cho thị trường thì song song với việc khống chế đầu vào nhà nước cũng cần phải quản lý chặt chẽ đầu ra để đảm bảo tính công bằng hợp lý. Với tỷ lệ (+) 3% so với lãi suất huy động tối đa, doanh nghiệp đã có niềm tin hơn vào sự chia sẻ khó khăn từ phía các cơ quan quản lý nhà nước.
Tuy nhiên, vấn đề làm sao phải thúc đẩy, nâng cao hơn nữa khả năng hấp thụ của các doanh nghiệp, nhằm đưa đồng vốn vào phát triển mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này không chỉ doanh nghiệp, ngân hàng được lợi mà toàn xã hội cùng được hưởng lợi ích chung.
Ông Phạm Quang Tùng, Phó Tổng giám đốc BIDV chia sẻ, việc khống chế mức lãi vay không quá 3% so với mức lãi suất huy động hiện hành là hoàn toàn khả thi bởi chi phí tín dụng hiện ở mức 2,6-2,7%. Ngay khi chưa áp mức trần này BIDV đã cho vay đối với các đối tượng ưu tiên ở mức 13,5%/năm từ 12/4, nên động thái này của Ngân hàng Nhà nước không ảnh hưởng quá nhiều tới hoạt động của Ngân hàng. Điều này phần nào thể hiện qua tăng tín dụng đối với 4 lĩnh vực ưu tiên tại BIDV đến cuối tháng 4 chiếm tới 42%. “Chủ trương của BIDV thời gian tới là tiếp tục cung ứng vốn cho doanh nghiệp hiệu quả, có khả năng cạnh tranh,” ông Tùng nói.
Trên thực tế, một số ngân hàng lớn như Agribank, VietinBank, Vietcombank cũng đã áp dụng mức lãi suất thấp cho doanh nghiệp thuộc nhóm đối tượng ưu tiên này.
Động thái nói trên vừa đảm bảo mục tiêu kéo lãi suất giảm ngay, thay vì đợi các nhà băng chủ động, vừa hạn chế được tính lợi ích nhóm. Lạm phát cũng không bị ảnh hưởng vì cung tiền giữ nguyên, nhưng lại có thể kéo biên lợi nhuận của ngân hàng xuống để gỡ khó cho doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy tăng trưởng.
"Quan trọng hơn nữa là đảm bảo mức lãi suất phù hợp giúp doanh nghiệp không bị thiệt. Hiện nay người dân và doanh nghiệp đều thiệt, chỉ ngân hàng được lợi do hưởng chênh lệch giá cao," một chuyên gia nhấn mạnh.
Đề phòng vượt rào lãi suất
Không phải ngân hàng nào cũng mặn mà với việc áp trần lãi suất cho vay nhất là những ngân hàng nhỏ vì trước đây họ đã huy động vào với mức lãi suất cao nên giờ mà cho vay ra ở mức 15% thì sẽ bị thiệt nhiều. Và với việc bắt buộc phải “ép” các nhà băng này giảm mặt bằng lãi vay xuống thấp cũng sẽ khiến nảy sinh những hệ lụy cho thị trường như lách trần lãi suất bằng thu các loại phí khác như: phí giải ngân, phí thẩm định, phí tư vấn… và không tính vào lãi suất. Chính vì vậy, khi phóng viên gọi điện thoại cần được trao đổi với một số lãnh đạo ngân hàng cổ phần đều bị từ chối với lý do "đang bận".
Chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu cũng cho rằng, khống chế biên độ cho vay-huy động 3% dưới dạng hành chính, các ngân hàng có thể sẽ lách. Vì trước kia, khi ngân hàng áp dụng trần lãi suất cho vay, một số đơn vị vẫn lách bằng cách áp đặt các lệ phí, khiến cho lãi vượt trần quy định.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, hiện tượng lách trần sẽ không xảy ra thường xuyên vì hiện nay cung tiền tại các ngân hàng đang còn dư nhiều, nếu các tổ chức tín dụng mà "ép" thì khách hàng sẽ không vay.
Một cán bộ tín dụng giải thích, vì Thông tư 14 quy định đây là những khoản cho vay ngắn hạn, thường là số tiền nhỏ, nhưng thủ tục, giấy tờ, quy trình thẩm định lại giống hệt các khoản vay khác nên làm tăng chi phí của ngân hàng. Do đó, có thể dẫn đến tình trạng một số tổ chức tín dụng không dồn vốn cho vay các lĩnh vực này, nhất là đối với các ngân hàng có chi phí đầu vào cao.
Ông Hiếu cho rằng, vì đây là mệnh lệnh hành chính nên phải làm thật nghiêm. Ngân hàng Nhà nước cần tăng cường việc thanh kiểm tra các nhà băng. Với những ngân hàng yếu thanh khoản không thể cho vay lãi suất thấp được thì buộc phải sáp nhập.
Để không tái diễn tình trạng vượt rào như những năm trước, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước khẳng định, Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng cường thanh tra, giám sát việc chấp hành quy định về trần lãi suất cho vay, góp phần ổn định thị trường tiền tệ.
Để chứng minh Ngân hàng mình minh bạch thông tin, ông Trần Xuân Quảng, Phó Tổng Giám đốc thường trực Maritime Bank cho biết, Maritime Bank đã chính thức áp dụng chính sách để triển khai thông tư của Ngân hàng Nhà nước. Theo đó, các doanh nghiệp thuộc 4 nhóm đối tượng khách hàng ưu tiên mà đạt 1 số tiêu chí như: lành mạnh, minh bạch sẽ được áp dụng lãi suất 15%. Cụ thể, các doanh nghiệp trong 12 tháng vừa qua không có nợ xấu tín dụng; có báo cáo kiểm toán; có hệ thống đánh giá thương hiệu nội bộ, thường xuyên áp dụng; doanh nghiệp thuộc nhóm khách hàng A, 2A, 3A.
Theo tính toán của Maritime Bank, có khoảng từ 8-10% khách hàng doanh nghiệp sẽ đáp ứng được tiêu chí trên. "Tôi nghĩ Ngân hàng Nhà nước đã chỉ thị rõ các ngân hàng thương mại đưa ra chính sách định nghĩa doanh nghiệp lành mạnh, minh bạch để áp dụng mức lãi suất 15%, do đó không có động lực để lách trần vì tôi thấy nhóm khách hàng đó lành mạnh và phù hợp với Maritime Bank," ông Quảng nhấn mạnh./.
Minh Thúy (Vietnam+)