Áp lực giảm giá chiếm ưu thế, giá dầu đi xuống phiên thứ hai liên tiếp

Giá dầu Brent giao kỳ hạn giảm 0,2% xuống 76,08 USD/thùng vào lúc 15h04 (giờ Việt Nam), trong khi giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 0,3% xuống 73,31 USD/thùng.

Cơ sở lọc dầu Sepehr và Jafir ở Đông Nam Iran. (Ảnh: IRNA/TTXVN)
Cơ sở lọc dầu Sepehr và Jafir ở Đông Nam Iran. (Ảnh: IRNA/TTXVN)

Giá dầu giảm trong chiều 7/1 và là phiên giảm thứ hai liên tiếp khi sự lạc quan của giới đầu tư về nhu cầu giảm dần.

Áp lực giảm giá dầu vẫn chiếm ưu thế, bất chấp lo ngại về việc nguồn cung từ Nga và Iran bị hạn chế do các lệnh trừng phạt. Điều này cho thấy sự cân bằng giữa yếu tố cung và cầu trên thị trường dầu đang có những thay đổi.

Giá dầu Brent giao kỳ hạn giảm 18 xu Mỹ (0,2%) xuống 76,08 USD/thùng vào lúc 15h04 (giờ Việt Nam). Trong khi đó, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 25 xu Mỹ (0,3%) xuống 73,31 USD/thùng.

Theo chuyên gia Priyanka Sachdeva của công ty dịch vụ tài chính Phillip Nova, giá dầu giảm trong tuần qua phản ánh sự lo ngại ngày càng tăng của nhà đầu tư về triển vọng kinh tế toàn cầu, khi các dữ liệu mới nhất từ Mỹ và Đức cho thấy những tín hiệu tiêu cực.

Một yếu tố khác cũng kéo giá dầu xuống là nguồn cung ngày càng tăng từ các nước không thuộc Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), kết hợp với nhu cầu yếu từ Trung Quốc sẽ khiến thị trường dầu thô vẫn dư thừa nguồn cung trong năm 2025.

Thị trường đang chờ đợi thêm báo cáo việc làm tháng 12/2024 của Mỹ, dự kiến được công bố vào ngày 10/1, để đoán định chính sách lãi suất của nước này và triển vọng nhu cầu dầu mỏ./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

8 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD trong năm 2024

8 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD trong năm 2024

Các mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD gồm điện tử, máy tính và linh kiện (72,584 tỷ USD); điện thoại các loại và linh kiện (53,892 tỷ USD); máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác (52,192 tỷ USD).