Áp dụng tiêu chuẩn VietGAP trong nuôi trồng thủy sản

Việc áp dụng tiêu chuẩn VietGAP trong nuôi trồng thủy sản là vấn đề quan trọng nhằm đảm bảo các yêu cầu về an toàn thực phẩm.
Nhằm giúp các bên tham gia trong chuỗi giá trị sản xuất nuôi trồng thủy sản chia sẻ thông tin, đẩy mạnh áp dụng VietGAP (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt) và sử dụng các sản phẩm đạt chất lượng cao, ngày 8/10, Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) và Công ty Metro Cash & Carry Việt Nam tổ chức Hội thảo “Hợp tác và kết nối thị trường” tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Ông Như Văn Cẩn, Phó Vụ trưởng Vụ nuôi trồng thủy sản cho biết, nuôi trồng thủy sản trong vòng 10 năm trở lại đây có bước phát triển nóng, dẫn đến ô nhiễm môi trường, dịch bệnh. Vì vậy, việc triển khai áp dụng tiêu chuẩn VietGAP trong nuôi trồng thủy sản là vấn đề quan trọng nhằm đảm bảo các yêu cầu về an toàn thực phẩm, giảm thiểu dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường sinh thái, đảm bảo trách nhiệm xã hôi và truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Đánh giá mức độ đáp ứng các quy chuẩn VietGAP trong lĩnh vực thủy sản tại Việt Nam, ông Philippe Bacac, Tổng Giám đốc Metro Cash & Carry Việt Nam cho rằng, quy chuẩn VietGAP và việc ứng dụng quy chuẩn trong thủy sản vẫn còn trong giai đoạn phát triển, nhưng trong thời gian tới tiêu chuẩn này sẽ sớm áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp và vùng nuôi trồng thủy sản của Việt Nam.

Theo Tổng cục Thủy sản, khi triển khai VietGAP trong lĩnh vực thủy sản, điều khó khăn nhất là thay đổi nhận thức và tập quán người sản xuất, người tiêu dùng, sự đáp ứng về cơ sở vật chất của các cơ sở nuôi trồng nhỏ lẻ, thói quen ghi chép của người nuôi, kết nối các bên tham gia trong chuỗi giá trị… Tuy nhiên, nếu áp dụng tiêu chuẩn VietGAP, chất lượng sản phẩm thuỷ sản sẽ tăng lên, năng suất cao hơn, việc xuất khẩu sẽ thuận lợi hơn.

Tổng cục Thuỷ sản đặt ra mục tiêu đến năm 2016 phải phổ cập về VietGAP đối với các hộ nuôi cá tra đạt chứng nhận VietGAP sau đó tiến tới bắt buộc các hộ nuôi trồng thuỷ sản phải đạt tiêu chuẩn VietGAP mới có thể xuất khẩu được./.

Liên Phương (TTXVN)

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Black Panther - Robot 4 chân nhanh nhất thế giới

Black Panther - Robot 4 chân nhanh nhất thế giới

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc trình làng robot 4 chân nhanh nhất thế giới, với tốc độ di chuyển lên tới 10 m/s, tương đương vận tốc của các vận động viên điền kinh chuyên nghiệp trong đua cự ly ngắn.

Biểu tượng của Công ty trí tuệ nhân tạo OpenAI trên màn hình điện thoại và máy tính ở Manta, Italy. (Nguồn: AFP/TTXVN)

OpenAI xem xét chuyển đổi mô hình hoạt động

Ban lãnh đạo OpenAI đang xem xét chuyển đổi mô hình hoạt động thành công ty công ích – một loại hình doanh nghiệp có thể theo đuổi lợi nhuận nhưng vẫn ưu tiên mục tiêu cải thiện xã hội.