Bà Trần Hoàng Yến, chuyên gia hỗ trợ dự án của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho biết nhằm hỗ trợ Việt Nam thực hiện dự án hỗ trợ kỹ thuật tài chính rủi ro thiên tai để ứng phó với biến đổi khí hậu, ngày 19/11/2011, ADB đã chính thức thông qua một khoản viện trợ không hoàn lại tương đương 1 triệu USD cho Việt Nam.
Ngày 16/7, tại buổi làm việc với thành phố Cần Thơ và Cục Phát triển đô thị Bộ Xây dựng về Dự án “hỗ trợ kỹ thuật giải pháp tài chính cho rủi ro thiên tai nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu,” bà Yến cho biết ADB đánh giá Việt Nam là một trong các quốc gia thường phải hứng chịu nhiều thiên tai và bị ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống và nền kinh tế.
Ngoài các rủi ro khí tượng và thủy văn, thì sự thay đổi của biến đổi khí hậu còn làm gia tăng cả về tần số và cường độ của sự kiện thời tiết cực đoan, góp phần tăng thêm các tác động bất lợi.
Do đó, các công cụ và các phương pháp kỹ thuật đánh giá rủi ro mới hết sức cần thiết cho các khu vực đô thị, nơi có tỷ lệ tăng dân số nhanh và có nhiều tài sản có giá trị kinh tế cao.
Tại Việt Nam, ADB đã rà soát các cơ sở dữ liệu, nghiên cứu, phân tích, đánh giá nguy cơ thiệt hại do thiên tai để chọn ra hai thành phố tham gia dự án.
Sau khi tiến hành lập hồ sơ rủi ro và lựa chọn, ADB đã chọn thành phố Cần Thơ và thành phố Huế tham gia dự án hỗ trợ kỹ thuật. Dự án sẽ giúp Cần Thơ và Huế xây dựng, ứng dụng một cách chủ động các công cụ tài chính cho rủi ro thiên tai nhằm quản lý rủi ro thiên tai hiệu quả hơn.
Theo ADB, tài chính rủi ro thiên tai là việc áp dụng các công cụ tài chính như là một phần của phương pháp tiếp cận có hệ thống để dự đoán, chuẩn bị kế hoạch, giảm thiểu, chuyển giao và ứng phó với rủi ro hiểm họa thiên tai.
Dự án hỗ trợ kỹ thuật đã chọn Cần Thơ và Huế dựa trên kết quả đánh giá rủi ro thiên tai, nhu cầu và tính khả thi của giải pháp tài chính rủi ro thiên tai. Kết quả của dự án sẽ giúp Việt Nam duy trì các giải pháp tài chính cho công tác phòng chống rủi ro thiên tai, bao gồm nhu cầu để thích ứng với biến đổi khí hậu.
Qua đó, hỗ trợ nhanh chóng hơn cho công tác khắc phục và tái thiết sau thiên tai, đồng thời giảm thiểu những hậu quả gián tiếp từ các trận thiên tai…/.
Ngày 16/7, tại buổi làm việc với thành phố Cần Thơ và Cục Phát triển đô thị Bộ Xây dựng về Dự án “hỗ trợ kỹ thuật giải pháp tài chính cho rủi ro thiên tai nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu,” bà Yến cho biết ADB đánh giá Việt Nam là một trong các quốc gia thường phải hứng chịu nhiều thiên tai và bị ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống và nền kinh tế.
Ngoài các rủi ro khí tượng và thủy văn, thì sự thay đổi của biến đổi khí hậu còn làm gia tăng cả về tần số và cường độ của sự kiện thời tiết cực đoan, góp phần tăng thêm các tác động bất lợi.
Do đó, các công cụ và các phương pháp kỹ thuật đánh giá rủi ro mới hết sức cần thiết cho các khu vực đô thị, nơi có tỷ lệ tăng dân số nhanh và có nhiều tài sản có giá trị kinh tế cao.
Tại Việt Nam, ADB đã rà soát các cơ sở dữ liệu, nghiên cứu, phân tích, đánh giá nguy cơ thiệt hại do thiên tai để chọn ra hai thành phố tham gia dự án.
Sau khi tiến hành lập hồ sơ rủi ro và lựa chọn, ADB đã chọn thành phố Cần Thơ và thành phố Huế tham gia dự án hỗ trợ kỹ thuật. Dự án sẽ giúp Cần Thơ và Huế xây dựng, ứng dụng một cách chủ động các công cụ tài chính cho rủi ro thiên tai nhằm quản lý rủi ro thiên tai hiệu quả hơn.
Theo ADB, tài chính rủi ro thiên tai là việc áp dụng các công cụ tài chính như là một phần của phương pháp tiếp cận có hệ thống để dự đoán, chuẩn bị kế hoạch, giảm thiểu, chuyển giao và ứng phó với rủi ro hiểm họa thiên tai.
Dự án hỗ trợ kỹ thuật đã chọn Cần Thơ và Huế dựa trên kết quả đánh giá rủi ro thiên tai, nhu cầu và tính khả thi của giải pháp tài chính rủi ro thiên tai. Kết quả của dự án sẽ giúp Việt Nam duy trì các giải pháp tài chính cho công tác phòng chống rủi ro thiên tai, bao gồm nhu cầu để thích ứng với biến đổi khí hậu.
Qua đó, hỗ trợ nhanh chóng hơn cho công tác khắc phục và tái thiết sau thiên tai, đồng thời giảm thiểu những hậu quả gián tiếp từ các trận thiên tai…/.
Thanh Sang (TTXVN)