Mặt trận thống nhất dân chủ chống độc tài (UDD) ngày 10/5 thông báo chấp thuận khung thời gian chính phủ đề xuất để giải tán quốc hội và tổ chức bầu cử vào ngày 14/11 tới.
Tuy nhiên, lực lượng trên vẫn chưa nói rõ có chấm dứt cuộc biểu tình hiện nay hay không.
UDD đã quy trách nhiệm cho Phó Thủ tướng Suthep Thaugsuban đã gây ra cái chết của những người biểu tình trong vụ đụng độ với quân đội hôm 10/4 và khẳng định ông này sẽ phải đối mặt với những lời buộc tội trước khi họ chấm dứt biểu tình.
Natthawut Saikur, một thủ lĩnh của phe "áo đỏ," tuyên bố ông Suthep phải trình diện cơ quan pháp luật trước khi họ chấm dứt biểu tình. Tuy nhiên, ông Suthep đã bác bỏ việc ông phải chịu trách nhiệm về vụ đụng độ khiến 25 người thiệt mạng và hơn 800 người bị thương kể trên.
Ngoài ra, phe "áo đỏ" cũng đòi kênh truyền hình "Nhân dân" của họ phải được phép phát sóng trở lại trước khi phong trào này chấm dứt biểu tình.
Chiều 10/5, đảng Dân chủ Thái Lan, đảng của Thủ tướng Abhisit, đã gửi kiến nghị lên Tòa án Hiến pháp xin gia hạn thêm 30 ngày nữa so với quy định về thời hạn hoàn tất hồ sơ kháng nghị trong vụ Ủy ban bầu cử (EC) đề nghị giải tán đảng này vì sử dụng sai mục đích 29 triệu baht từ quỹ chính trị.
Ông Nipit Intarasombat, nghị sỹ và là thành viên Ủy ban pháp lý của đảng Dân chủ, cho biết Chủ tịch đảng này, Thủ tướng Abhisit, đã đến kiểm tra hồ sơ gửi kèm kiến nghị.
Nếu được Tòa án chấp thuận, thời hạn chót đảng Dân chủ phải nộp hồ sơ kháng nghị sẽ là ngày 12/6, thay vì theo quy định vào ngày 12/5. Ngược lại, nếu bị tòa án khước từ, đảng Dân chủ sẽ phải chạy đua với thời gian để hoàn tất các hồ sơ này.
Tuy nhiên ông Nipit dự báo sau khi nhận được hồ sơ kháng cáo của đảng Dân chủ, tòa án sẽ phải mất ít nhất từ 6-7 tháng để hoàn tất quá trình xem xét cả hồ sơ cáo buộc lẫn các chứng cứ bào chữa.
Trước đó cùng ngày, EC đã chuyển tới Văn phòng Tổng chưởng lý (OAG) bản kiến nghị đòi giải tán đảng Dân chủ vì cho rằng trong cuộc bầu cử năm 2005, đảng này đã nhận khoản đóng góp chính trị 258 triệu baht từ tập đoàn TPI Polene trái với các quy định của Hiến pháp. Hiến pháp Thái Lan chỉ cho phép các chính đảng nhận quyên góp từ mỗi tổ chức và cá nhân không quá 10 triệu baht trong một năm.
Phó Tổng Thư ký EC, ông Thanit Sriprathet đã xác nhận thông tin trên trong cuộc họp báo tại Bangkok và cho biết kiến nghị này cùng với năm thùng hồ sơ có liên quan đã được OAG tiếp nhận lúc 15 giờ chiều 10/5.
Theo trình tự, OAG sẽ xem xét kiến nghị của EC để quyết định chuyển tiếp vụ việc lên Tòa án Hiến pháp xem xét và ra quyết định.
Phát biểu trước báo giới tại Bangkok chiều 10/5, cựu Thủ tướng Thái Lan Somchai Wongsawat khẳng định anh rể ông, Thaksin Shinawatra, ủng hộ lộ trình hòa giải mà Thủ tướng Abhisit đưa ra. Ông Somchai cũng khẳng định ông Thaksin hiện mong muốn chính phủ và các bên hữu quan sớm khởi động tiến trình này nhằm mang lại hòa bình và ổn định cho Thái Lan.
Ông Somchai đưa ra phát biểu trên nhằm phản bác một số dư luận cho rằng người biểu tình "áo đỏ" chưa có lập trường rõ ràng đối với đề nghị của ông Abhisit và không chịu giải tán biểu tình tại trung tâm Bangkok có thể do tác động từ phía ông Thaksin.
Trên trang mạng xã hội Twitter hồi tuần trước, ông Thaksin đã viết rằng ông ủng hộ tiến trình này, song có dư luận vẫn cho rằng "ông không hài lòng với lộ trình đó vì nó không có lợi cho cá nhân ông."
Liên quan đến vấn đề nội bộ phe "áo đỏ," thủ lĩnh UDD Natthawut ngày 10/5 khẳng định không có mâu thuẫn và xung đột trong nội bộ phong trào này. Ông Natthawut cũng khẳng định tin đồn về việc cựu Thủ tướng Thaksin muốn sa thải một số lãnh đạo UDD là bịa đặt.
Theo ông Natthawut, các lãnh đạo UDD không thể bị sa thải, vì đây là một tổ chức riêng nên ông Thaksin không liên quan tới việc chỉ định hay sa thải bất cứ ai trong UDD./.
Tuy nhiên, lực lượng trên vẫn chưa nói rõ có chấm dứt cuộc biểu tình hiện nay hay không.
UDD đã quy trách nhiệm cho Phó Thủ tướng Suthep Thaugsuban đã gây ra cái chết của những người biểu tình trong vụ đụng độ với quân đội hôm 10/4 và khẳng định ông này sẽ phải đối mặt với những lời buộc tội trước khi họ chấm dứt biểu tình.
Natthawut Saikur, một thủ lĩnh của phe "áo đỏ," tuyên bố ông Suthep phải trình diện cơ quan pháp luật trước khi họ chấm dứt biểu tình. Tuy nhiên, ông Suthep đã bác bỏ việc ông phải chịu trách nhiệm về vụ đụng độ khiến 25 người thiệt mạng và hơn 800 người bị thương kể trên.
Ngoài ra, phe "áo đỏ" cũng đòi kênh truyền hình "Nhân dân" của họ phải được phép phát sóng trở lại trước khi phong trào này chấm dứt biểu tình.
Chiều 10/5, đảng Dân chủ Thái Lan, đảng của Thủ tướng Abhisit, đã gửi kiến nghị lên Tòa án Hiến pháp xin gia hạn thêm 30 ngày nữa so với quy định về thời hạn hoàn tất hồ sơ kháng nghị trong vụ Ủy ban bầu cử (EC) đề nghị giải tán đảng này vì sử dụng sai mục đích 29 triệu baht từ quỹ chính trị.
Ông Nipit Intarasombat, nghị sỹ và là thành viên Ủy ban pháp lý của đảng Dân chủ, cho biết Chủ tịch đảng này, Thủ tướng Abhisit, đã đến kiểm tra hồ sơ gửi kèm kiến nghị.
Nếu được Tòa án chấp thuận, thời hạn chót đảng Dân chủ phải nộp hồ sơ kháng nghị sẽ là ngày 12/6, thay vì theo quy định vào ngày 12/5. Ngược lại, nếu bị tòa án khước từ, đảng Dân chủ sẽ phải chạy đua với thời gian để hoàn tất các hồ sơ này.
Tuy nhiên ông Nipit dự báo sau khi nhận được hồ sơ kháng cáo của đảng Dân chủ, tòa án sẽ phải mất ít nhất từ 6-7 tháng để hoàn tất quá trình xem xét cả hồ sơ cáo buộc lẫn các chứng cứ bào chữa.
Trước đó cùng ngày, EC đã chuyển tới Văn phòng Tổng chưởng lý (OAG) bản kiến nghị đòi giải tán đảng Dân chủ vì cho rằng trong cuộc bầu cử năm 2005, đảng này đã nhận khoản đóng góp chính trị 258 triệu baht từ tập đoàn TPI Polene trái với các quy định của Hiến pháp. Hiến pháp Thái Lan chỉ cho phép các chính đảng nhận quyên góp từ mỗi tổ chức và cá nhân không quá 10 triệu baht trong một năm.
Phó Tổng Thư ký EC, ông Thanit Sriprathet đã xác nhận thông tin trên trong cuộc họp báo tại Bangkok và cho biết kiến nghị này cùng với năm thùng hồ sơ có liên quan đã được OAG tiếp nhận lúc 15 giờ chiều 10/5.
Theo trình tự, OAG sẽ xem xét kiến nghị của EC để quyết định chuyển tiếp vụ việc lên Tòa án Hiến pháp xem xét và ra quyết định.
Phát biểu trước báo giới tại Bangkok chiều 10/5, cựu Thủ tướng Thái Lan Somchai Wongsawat khẳng định anh rể ông, Thaksin Shinawatra, ủng hộ lộ trình hòa giải mà Thủ tướng Abhisit đưa ra. Ông Somchai cũng khẳng định ông Thaksin hiện mong muốn chính phủ và các bên hữu quan sớm khởi động tiến trình này nhằm mang lại hòa bình và ổn định cho Thái Lan.
Ông Somchai đưa ra phát biểu trên nhằm phản bác một số dư luận cho rằng người biểu tình "áo đỏ" chưa có lập trường rõ ràng đối với đề nghị của ông Abhisit và không chịu giải tán biểu tình tại trung tâm Bangkok có thể do tác động từ phía ông Thaksin.
Trên trang mạng xã hội Twitter hồi tuần trước, ông Thaksin đã viết rằng ông ủng hộ tiến trình này, song có dư luận vẫn cho rằng "ông không hài lòng với lộ trình đó vì nó không có lợi cho cá nhân ông."
Liên quan đến vấn đề nội bộ phe "áo đỏ," thủ lĩnh UDD Natthawut ngày 10/5 khẳng định không có mâu thuẫn và xung đột trong nội bộ phong trào này. Ông Natthawut cũng khẳng định tin đồn về việc cựu Thủ tướng Thaksin muốn sa thải một số lãnh đạo UDD là bịa đặt.
Theo ông Natthawut, các lãnh đạo UDD không thể bị sa thải, vì đây là một tổ chức riêng nên ông Thaksin không liên quan tới việc chỉ định hay sa thải bất cứ ai trong UDD./.
(TTXVN/Vietnam+)