Áo dài, nón lá Huế từ lâu đã được xem như "đặc sản" ở đất cố đô. Áo dài và chiếc nón bài thơ ở đây dường như đã trở thành biểu tượng của người con gái Huế. Người Huế còn biết tự làm sang mình bằng những chiếc áo dài vào các dịp lễ hội.
Tại Festival Huế 2012, đông đảo tiểu thương các chợ lớn tại thành phố Huế như Đông Ba, An Cựu…; người phục vụ các nhà hàng, tiệm buôn bán, cán bộ các công sở luôn khoác lên mình chiếc áo dài truyền thống.
Những người làm tổ chức, vì thế cũng đã rất có lý khi dựng hẳn một chiếc nón lá khổng lồ bên bờ sông Hương và chọn lễ hội áo dài với chủ đề "Hoa sen trong hội họa" - làm điểm nhấn trong Festival Huế 2012. Sự kết hợp của áo dài với hình tượng hoa sen trong kỳ lễ hội này không chỉ mang lại giá trị vật chất cho cuộc sống mà còn có giá trị tinh thần vô giá, biểu đạt được giá trị thẩm mỹ vĩnh hằng của loài hoa và tà áo đã thấm sâu vào tâm hồn dân tộc Việt Nam.
Tham gia chương trình có gần 20 nhà thiết kế đến từ 3 miền như: Sỹ Hoàng, Quỳnh Paris, Minh Hạnh, Quang Tân... với phần trình diễn của 150 người mẫu; trong đó có sự hiện diện của 3 Hoa hậu Việt Nam là Mai Phương Thúy, Thùy Dung và Ngọc Hân.
Theo nhà thiết kế Minh Hạnh, những bộ áo dài này sẽ được trình diễn trong vòng 90 phút, hòa quyện trên nền nhạc dân tộc qua các bài hát như "Thương về cố đô", "Tà áo tím" hay "Diễm xưa" và những bản nhạc do nhạc sĩ Bảo Chấn thể hiện trên piano mang đậm chất Huế: trầm lắng, lãng mạn…
Lý do vì sao chọn hoa sen làm chủ đề chính cho trình diễn lần này, nhà thiết kế Minh Hạnh nhấn mạnh: hoa sen đối với người dân Huế nói riêng và cả nước nói chung rất quen thuộc, mang đậm dấu ấn tâm linh và sự thanh khiết của người Việt Nam nên việc thể hiện không hề đơn giản. Tuy nhiên, với nghệ thuật in chuyển tiếp trên vải và những ý tưởng độc đáo, riêng biệt đầy sáng tạo dựa trên cảm xúc của cá nhân, các nhà thiết kế đã thể hiện hình ảnh hoa sen như một bức tranh lãng mạn, phá cách.
Tuy nhiên, lễ hội áo dài năm nay có chủ đề không rộng như các kỳ festival trước đây, gói gọn trong hình tượng hoa sen. Đó cùng là việc khó nên đòi hỏi các nhà thiết kế phải bộc lộ những ý tưởng độc đáo, cảm xúc khác nhau, nhưng hy vọng mang đến sự phong phú và mới lạ, hấp dẫn cho chương trình và những người thưởng lãm.
Nói về chiếc áo dài, Giáo sư Trần Văn Khê đã từng gói gọn: "Đơn sơ hai mảnh tuyệt vời/ Thân sau vạt trước nên lời nước non."
Vẻ đẹp truyền thống và bí ẩn của chiếc áo dài Việt Nam là "một ngôn ngữ không cần phiên dịch", những đường nét kín đáo mà gợi cảm, những tà áo thêu bao đường chỉ thăng trầm của thời gian đã nói lên tất cả - nhà thiết kế Minh Hạnh cũng từng chia sẻ như thế.
Thành phố Huế qua 7 kỳ Festival, cũng ngần ấy lần chiếc áo dài thăng hoa cùng lễ hội. Lần đầu tiên, việc trình diễn áo dài tại Festival Huế vào năm 2002 trên cầu Tràng Tiền, tiếp theo là các vị trí cửa Hiển Nhơn, dưới chân Cột Cờ, hoặc tại Đại Nội - Huế... Gần đây nhất, trong lễ hội áo dài tại Festival Huế 2010, có sự góp mặt của 17 nhà thiết kế, kể cả hai nhà thiết kế hàng đầu: Sỹ Hoàng cùng bộ sưu tập "Chị và em", Minh Hạnh với bộ sưu tập "Mẹ và con" còn in đậm mãi trong ký ức mỗi người.
Không những thế, các nhà thiết kế áo dài chẳng những tạo những mẫu áo phù hợp với người phụ nữ Việt Nam mà còn nghĩ tới những người phụ nữ trên thế giới, đặc biệt là các phụ nữ Tây Âu, nên các kiểu áo dài này cũng được thiết kế sao cho phù hợp với vóc người phương Tây để khi diện chiếc áo dài Việt Nam lên người, họ có thể cảm thấy mình trở nên dịu dàng, đằm thắm - đó cùng là mong muốn chiếc áo dài Việt Nam khẳng định mình trên thế giới. Vấn đền này trùng khớp với đánh giá của ông Tổng Giám đốc tập đoàn Big C (người Pháp) mới đây tại Huế: "Áo dài Việt Nam vốn rất đẹp trong con mắt người nước ngoài bởi sự duyên dáng, tinh tế. Chiếc áo dài Việt Nam ngày càng có cái biến tấu và hiện đại hóa, phù hợp với dân tộc Việt Nam và có hướng mở ra thế giới."
Vì thế, lễ hội áo dài tại Festival Huế 2012 được tình diễn tại sân khấu bia Quốc Học, bên dòng sông Hương thơ mộng, dù chưa diễn ra nhưng sân khấu hơn 3.000 chỗ ngồi hiện đã “cháy” vé./.
Tại Festival Huế 2012, đông đảo tiểu thương các chợ lớn tại thành phố Huế như Đông Ba, An Cựu…; người phục vụ các nhà hàng, tiệm buôn bán, cán bộ các công sở luôn khoác lên mình chiếc áo dài truyền thống.
Những người làm tổ chức, vì thế cũng đã rất có lý khi dựng hẳn một chiếc nón lá khổng lồ bên bờ sông Hương và chọn lễ hội áo dài với chủ đề "Hoa sen trong hội họa" - làm điểm nhấn trong Festival Huế 2012. Sự kết hợp của áo dài với hình tượng hoa sen trong kỳ lễ hội này không chỉ mang lại giá trị vật chất cho cuộc sống mà còn có giá trị tinh thần vô giá, biểu đạt được giá trị thẩm mỹ vĩnh hằng của loài hoa và tà áo đã thấm sâu vào tâm hồn dân tộc Việt Nam.
Tham gia chương trình có gần 20 nhà thiết kế đến từ 3 miền như: Sỹ Hoàng, Quỳnh Paris, Minh Hạnh, Quang Tân... với phần trình diễn của 150 người mẫu; trong đó có sự hiện diện của 3 Hoa hậu Việt Nam là Mai Phương Thúy, Thùy Dung và Ngọc Hân.
Theo nhà thiết kế Minh Hạnh, những bộ áo dài này sẽ được trình diễn trong vòng 90 phút, hòa quyện trên nền nhạc dân tộc qua các bài hát như "Thương về cố đô", "Tà áo tím" hay "Diễm xưa" và những bản nhạc do nhạc sĩ Bảo Chấn thể hiện trên piano mang đậm chất Huế: trầm lắng, lãng mạn…
Lý do vì sao chọn hoa sen làm chủ đề chính cho trình diễn lần này, nhà thiết kế Minh Hạnh nhấn mạnh: hoa sen đối với người dân Huế nói riêng và cả nước nói chung rất quen thuộc, mang đậm dấu ấn tâm linh và sự thanh khiết của người Việt Nam nên việc thể hiện không hề đơn giản. Tuy nhiên, với nghệ thuật in chuyển tiếp trên vải và những ý tưởng độc đáo, riêng biệt đầy sáng tạo dựa trên cảm xúc của cá nhân, các nhà thiết kế đã thể hiện hình ảnh hoa sen như một bức tranh lãng mạn, phá cách.
Tuy nhiên, lễ hội áo dài năm nay có chủ đề không rộng như các kỳ festival trước đây, gói gọn trong hình tượng hoa sen. Đó cùng là việc khó nên đòi hỏi các nhà thiết kế phải bộc lộ những ý tưởng độc đáo, cảm xúc khác nhau, nhưng hy vọng mang đến sự phong phú và mới lạ, hấp dẫn cho chương trình và những người thưởng lãm.
Nói về chiếc áo dài, Giáo sư Trần Văn Khê đã từng gói gọn: "Đơn sơ hai mảnh tuyệt vời/ Thân sau vạt trước nên lời nước non."
Vẻ đẹp truyền thống và bí ẩn của chiếc áo dài Việt Nam là "một ngôn ngữ không cần phiên dịch", những đường nét kín đáo mà gợi cảm, những tà áo thêu bao đường chỉ thăng trầm của thời gian đã nói lên tất cả - nhà thiết kế Minh Hạnh cũng từng chia sẻ như thế.
Thành phố Huế qua 7 kỳ Festival, cũng ngần ấy lần chiếc áo dài thăng hoa cùng lễ hội. Lần đầu tiên, việc trình diễn áo dài tại Festival Huế vào năm 2002 trên cầu Tràng Tiền, tiếp theo là các vị trí cửa Hiển Nhơn, dưới chân Cột Cờ, hoặc tại Đại Nội - Huế... Gần đây nhất, trong lễ hội áo dài tại Festival Huế 2010, có sự góp mặt của 17 nhà thiết kế, kể cả hai nhà thiết kế hàng đầu: Sỹ Hoàng cùng bộ sưu tập "Chị và em", Minh Hạnh với bộ sưu tập "Mẹ và con" còn in đậm mãi trong ký ức mỗi người.
Không những thế, các nhà thiết kế áo dài chẳng những tạo những mẫu áo phù hợp với người phụ nữ Việt Nam mà còn nghĩ tới những người phụ nữ trên thế giới, đặc biệt là các phụ nữ Tây Âu, nên các kiểu áo dài này cũng được thiết kế sao cho phù hợp với vóc người phương Tây để khi diện chiếc áo dài Việt Nam lên người, họ có thể cảm thấy mình trở nên dịu dàng, đằm thắm - đó cùng là mong muốn chiếc áo dài Việt Nam khẳng định mình trên thế giới. Vấn đền này trùng khớp với đánh giá của ông Tổng Giám đốc tập đoàn Big C (người Pháp) mới đây tại Huế: "Áo dài Việt Nam vốn rất đẹp trong con mắt người nước ngoài bởi sự duyên dáng, tinh tế. Chiếc áo dài Việt Nam ngày càng có cái biến tấu và hiện đại hóa, phù hợp với dân tộc Việt Nam và có hướng mở ra thế giới."
Vì thế, lễ hội áo dài tại Festival Huế 2012 được tình diễn tại sân khấu bia Quốc Học, bên dòng sông Hương thơ mộng, dù chưa diễn ra nhưng sân khấu hơn 3.000 chỗ ngồi hiện đã “cháy” vé./.
Quốc Việt (TTXVN)