Công ty Powerfuel Power của Anh thông báo sẽ xây dựng một nhà máy nhiệt điện đầu tiên có khả năng lọc và thu giữ khí thải điôxít cácbon (CO2) - thủ phạm chính gây hiệu ứng nhà kính tại hạt Yorkshire với tổng vốn đầu tư 2,4 tỷ bảng Anh (khoảng 3,84 tỷ USD).
Nhà máy có công suất 900 megawatt, sẽ sử dụng công nghệ CCS (CO2 Capture and Storage), một công nghệ tiên tiến được cho là có hiệu quả cao trong việc đối phó với hiện tượng ấm lên của Trái Đất.
Với công nghệ CCS, nhiên liệu than trước khi được đưa vào lò đốt sẽ trải qua khâu "khí hóa" để tách thành ôxít cácbon (CO) và hyđrô.
Khí CO sẽ phản ứng với nước tạo ra CO2, sau đó được khống chế và chuyển theo một đường ống để "chôn" vào một mỏ khí đốt tự nhiên nằm ngoài biển cách đó khoảng 160km. Trong khi đó, khí hyđrô sẽ được dẫn tới các turbine để đốt cháy và tạo ra điện.
Dự án xây dựng này được Liên minh châu Âu (EU) tài trợ khoảng 270 triệu USD và là một trong nhiều dự án sẽ được triển khai ở Anh nhằm tận dụng đường ống dẫn khí thải CO2 nói trên.
Theo kế hoạch, EU cũng sẽ tài trợ cho 8 dự án khác ở Đức, Hà Lan, Ba Lan, Tây Ban Nha và Italy.
Powerfuel Power cho biết nhà máy trên dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào năm 2014. Bộ Năng lượng và Biến đổi khí hậu Anh khẳng định với lợi thế về công nghệ CCS, Anh sẽ là một trong những nước đầu tiên trên thế giới thử nghiệm công nghệ này./.
Nhà máy có công suất 900 megawatt, sẽ sử dụng công nghệ CCS (CO2 Capture and Storage), một công nghệ tiên tiến được cho là có hiệu quả cao trong việc đối phó với hiện tượng ấm lên của Trái Đất.
Với công nghệ CCS, nhiên liệu than trước khi được đưa vào lò đốt sẽ trải qua khâu "khí hóa" để tách thành ôxít cácbon (CO) và hyđrô.
Khí CO sẽ phản ứng với nước tạo ra CO2, sau đó được khống chế và chuyển theo một đường ống để "chôn" vào một mỏ khí đốt tự nhiên nằm ngoài biển cách đó khoảng 160km. Trong khi đó, khí hyđrô sẽ được dẫn tới các turbine để đốt cháy và tạo ra điện.
Dự án xây dựng này được Liên minh châu Âu (EU) tài trợ khoảng 270 triệu USD và là một trong nhiều dự án sẽ được triển khai ở Anh nhằm tận dụng đường ống dẫn khí thải CO2 nói trên.
Theo kế hoạch, EU cũng sẽ tài trợ cho 8 dự án khác ở Đức, Hà Lan, Ba Lan, Tây Ban Nha và Italy.
Powerfuel Power cho biết nhà máy trên dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào năm 2014. Bộ Năng lượng và Biến đổi khí hậu Anh khẳng định với lợi thế về công nghệ CCS, Anh sẽ là một trong những nước đầu tiên trên thế giới thử nghiệm công nghệ này./.
(TTXVN/Vietnam+)