Thủ tướng Anh David Cameron vừa bày tỏ sự ủng hộ và sẵn sàng bảo vệ quan điểm của mình trong việc hợp nhất Tập đoàn sản xuất vũ khí BAE Systems của nước này với Tập đoàn Hàng không vũ trụ quốc phòng châu Âu (EADS).
Động thái này diễn ra sau khi ông được thuyết phục rằng thỏa thuận mới sẽ mang lại lợi ích cho cả BAE và nền kinh tế Anh.
Theo tờ "Thời báo Tài chính" (Anh), ông David Cameron cũng đã chuẩn bị để thuyết phục Tổng thống Mỹ Barack Obama rằng việc sáp nhập BAE với EADS sẽ không làm ảnh hưởng đến quan hệ mật thiết giữa tập đoàn BAE với Lầu Năm Góc hay làm lộ những bí mật quân sự của Bộ Quốc phòng Mỹ.
Theo dự kiến, ông David Cameron sẽ thảo luận vấn đề này với Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande trong những ngày tới đây, tập trung vào lĩnh vực an ninh quốc gia và cơ cấu quản lý của tập đoàn sau khi được sáp nhập.
Trước đó, bà Merkel và ông Hollande cũng đã bàn thảo việc sáp nhập BAE-EADS tại cuộc gặp diễn ra ngày 22/9 ở Ludwigsburg miền Nam nước Đức. Sau cuộc gặp, ông Hollande cho biết cả hai chính phủ sẽ đưa ra những điều kiện liên quan đến vấn đề "việc làm, chiến lược công nghiệp, các hoạt động quốc phòng và lợi ích quốc gia."
Trong khi đó, bà Merkel cho biết Đức và Pháp sẽ "giữ liên lạc chặt chẽ về vấn đề này" và cam kết sẽ sớm đưa ra những yêu cầu nói trên.
Việc hai nhà lãnh đạo Đức và Pháp chưa thể đưa ra quyết định cuối cùng trong cuộc gặp này phản ánh tầm quan trọng và tính phức tạp của việc hợp nhất BAE-EADS.
Hiện Chính phủ Pháp đang nắm giữ 15% cổ phần của EADS và Tập đoàn truyền thông Pháp Lagardère nắm 7,5% cổ phần, trong khi hãng chế tạo xe hơi Đức Daimler giữ 22,5% cổ phần, trong đó phần lớn là cổ phần của Chính phủ Đức.
EADS và BAE dự định sẽ để mỗi chính phủ Anh, Đức và Pháp nắm một cổ phiếu vàng trong tập đoàn sáp nhập, cho phép chính phủ mỗi nước ngăn chặn các nỗ lực tiếp quản tập đoàn này trong tương lai nhằm đảm bảo an ninh quốc gia. Điều này sẽ giống như quan hệ hiện nay giữa Chính phủ Anh và BAE.
Tuy nhiên, Berlin lo ngại rằng Paris sẽ vẫn muốn nắm cổ phần trực tiếp ở tập đoàn EADS-BAE sau hợp nhất và việc này sẽ buộc Đức duy trì việc nắm giữ cổ phiếu nhằm đảm bảo sự "cân bằng Pháp-Đức". Điều này có thể sẽ làm cho Anh không hài lòng vì nước này phản đối việc nắm giữ cổ phần trực tiếp vì động cơ chính trị.
Nếu như việc hợp nhất thành công, tập đoàn EADS-BAE có đủ khả năng cạnh tranh ngang ngửa với "người khổng lồ" Boeing của Mỹ, với tổng số vốn lên tới 38 tỷ euro và doanh số của cả hai hãng có thể vượt 72 tỷ euro (tính theo thời điểm 2011) với 220.000 người ăn lương trên toàn thế giới, trong khi hãng Boeing chỉ đạt 49 tỷ euro./.
Động thái này diễn ra sau khi ông được thuyết phục rằng thỏa thuận mới sẽ mang lại lợi ích cho cả BAE và nền kinh tế Anh.
Theo tờ "Thời báo Tài chính" (Anh), ông David Cameron cũng đã chuẩn bị để thuyết phục Tổng thống Mỹ Barack Obama rằng việc sáp nhập BAE với EADS sẽ không làm ảnh hưởng đến quan hệ mật thiết giữa tập đoàn BAE với Lầu Năm Góc hay làm lộ những bí mật quân sự của Bộ Quốc phòng Mỹ.
Theo dự kiến, ông David Cameron sẽ thảo luận vấn đề này với Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande trong những ngày tới đây, tập trung vào lĩnh vực an ninh quốc gia và cơ cấu quản lý của tập đoàn sau khi được sáp nhập.
Trước đó, bà Merkel và ông Hollande cũng đã bàn thảo việc sáp nhập BAE-EADS tại cuộc gặp diễn ra ngày 22/9 ở Ludwigsburg miền Nam nước Đức. Sau cuộc gặp, ông Hollande cho biết cả hai chính phủ sẽ đưa ra những điều kiện liên quan đến vấn đề "việc làm, chiến lược công nghiệp, các hoạt động quốc phòng và lợi ích quốc gia."
Trong khi đó, bà Merkel cho biết Đức và Pháp sẽ "giữ liên lạc chặt chẽ về vấn đề này" và cam kết sẽ sớm đưa ra những yêu cầu nói trên.
Việc hai nhà lãnh đạo Đức và Pháp chưa thể đưa ra quyết định cuối cùng trong cuộc gặp này phản ánh tầm quan trọng và tính phức tạp của việc hợp nhất BAE-EADS.
Hiện Chính phủ Pháp đang nắm giữ 15% cổ phần của EADS và Tập đoàn truyền thông Pháp Lagardère nắm 7,5% cổ phần, trong khi hãng chế tạo xe hơi Đức Daimler giữ 22,5% cổ phần, trong đó phần lớn là cổ phần của Chính phủ Đức.
EADS và BAE dự định sẽ để mỗi chính phủ Anh, Đức và Pháp nắm một cổ phiếu vàng trong tập đoàn sáp nhập, cho phép chính phủ mỗi nước ngăn chặn các nỗ lực tiếp quản tập đoàn này trong tương lai nhằm đảm bảo an ninh quốc gia. Điều này sẽ giống như quan hệ hiện nay giữa Chính phủ Anh và BAE.
Tuy nhiên, Berlin lo ngại rằng Paris sẽ vẫn muốn nắm cổ phần trực tiếp ở tập đoàn EADS-BAE sau hợp nhất và việc này sẽ buộc Đức duy trì việc nắm giữ cổ phiếu nhằm đảm bảo sự "cân bằng Pháp-Đức". Điều này có thể sẽ làm cho Anh không hài lòng vì nước này phản đối việc nắm giữ cổ phần trực tiếp vì động cơ chính trị.
Nếu như việc hợp nhất thành công, tập đoàn EADS-BAE có đủ khả năng cạnh tranh ngang ngửa với "người khổng lồ" Boeing của Mỹ, với tổng số vốn lên tới 38 tỷ euro và doanh số của cả hai hãng có thể vượt 72 tỷ euro (tính theo thời điểm 2011) với 220.000 người ăn lương trên toàn thế giới, trong khi hãng Boeing chỉ đạt 49 tỷ euro./.
Huy Hiệp/London (Vietnam+)