Ngày 10/9, Thủ tướng Anh David Cameron tuyên bố không nhất trí với bất kỳ hình thức nào nhằm chuyển giao chủ quyền của Gibraltar mà không có có sự tán thành của người dân tại vùng lãnh thổ hải ngoại mà Anh đang kiểm soát này.
Trong thông điệp nhân kỷ niệm ngày Gibraltar tiến hành cuộc trưng cầu ý dân đầu tiên về độc lập (10/9/1967), ông Cameron nhấn mạnh Chính phủ Anh hoàn toàn ủng hộ quyền của người dân Gibraltar tự quyết định tương lai chính trị của mình. London sẽ không nhất trí với bất kỳ hình thức chuyển giao chủ quyền nào, thậm chí không nhất trí khởi động bất kỳ tiến trình đàm phán nào về chủ quyền của Gibraltar mà không có sự đồng thuận của người dân hòn đảo này.
Ông Cameron nhấn mạnh bất kỳ giải pháp nào cho cuộc tranh cãi hiện nay giữa Tây Ban Nha và Anh liên quan chủ quyền Gibraltar phải đạt được thông qua kênh ngoại giao, chứ không phải những tuyên bố về lãnh thổ.
Vùng Gibraltar rộng 6,8km2 với dân số khoảng 30.000 người và án ngữ tại tuyến đường biển duy nhất từ Đại Tây dương dẫn vào Địa Trung Hải. Tây Ban Nha từ bỏ vùng đất này từ năm 1713 theo Hiệp ước Utretch, nhưng sau đó liên tục đòi kiểm soát lại cho dù giữa Anh và Tây Ban Nha đã có thỏa thuận chia sẻ chủ quyền và người dân Gibraltar đã thể hiện mong muốn không trở về Tây Ban Nha trong hai cuộc trưng cầu ý dân năm 1967 và 2002.
Mới đây, nhà chức trách Gibraltar cho đặt các khối bêtông để tạo vỉa đá ngầm nhân tạo ở vùng lãnh thổ này. Đáp lại, Tây Ban Nha tăng cường kiểm soát biên giới giữa nước này với Gibraltar và lên kế hoạch thu phí 50 euro đối với những người đi lại qua biên giới với Gibralta. Đây là nguyên nhân khiến quan hệ ngoại giao giữa Anh và Tây Ban Nha trở nên căng thẳng trong vài tuần gần đây, buộc Ủy ban châu Âu (EC) phải xem xét việc cử quan sát viên tới biên giới giữa Tây Ban Nha và Gibraltar để điều tra và giám sát các hoạt động kiểm tra người và phương tiện qua lại khu vực này./.
Trong thông điệp nhân kỷ niệm ngày Gibraltar tiến hành cuộc trưng cầu ý dân đầu tiên về độc lập (10/9/1967), ông Cameron nhấn mạnh Chính phủ Anh hoàn toàn ủng hộ quyền của người dân Gibraltar tự quyết định tương lai chính trị của mình. London sẽ không nhất trí với bất kỳ hình thức chuyển giao chủ quyền nào, thậm chí không nhất trí khởi động bất kỳ tiến trình đàm phán nào về chủ quyền của Gibraltar mà không có sự đồng thuận của người dân hòn đảo này.
Ông Cameron nhấn mạnh bất kỳ giải pháp nào cho cuộc tranh cãi hiện nay giữa Tây Ban Nha và Anh liên quan chủ quyền Gibraltar phải đạt được thông qua kênh ngoại giao, chứ không phải những tuyên bố về lãnh thổ.
Vùng Gibraltar rộng 6,8km2 với dân số khoảng 30.000 người và án ngữ tại tuyến đường biển duy nhất từ Đại Tây dương dẫn vào Địa Trung Hải. Tây Ban Nha từ bỏ vùng đất này từ năm 1713 theo Hiệp ước Utretch, nhưng sau đó liên tục đòi kiểm soát lại cho dù giữa Anh và Tây Ban Nha đã có thỏa thuận chia sẻ chủ quyền và người dân Gibraltar đã thể hiện mong muốn không trở về Tây Ban Nha trong hai cuộc trưng cầu ý dân năm 1967 và 2002.
Mới đây, nhà chức trách Gibraltar cho đặt các khối bêtông để tạo vỉa đá ngầm nhân tạo ở vùng lãnh thổ này. Đáp lại, Tây Ban Nha tăng cường kiểm soát biên giới giữa nước này với Gibraltar và lên kế hoạch thu phí 50 euro đối với những người đi lại qua biên giới với Gibralta. Đây là nguyên nhân khiến quan hệ ngoại giao giữa Anh và Tây Ban Nha trở nên căng thẳng trong vài tuần gần đây, buộc Ủy ban châu Âu (EC) phải xem xét việc cử quan sát viên tới biên giới giữa Tây Ban Nha và Gibraltar để điều tra và giám sát các hoạt động kiểm tra người và phương tiện qua lại khu vực này./.
(TTXVN)