Ngoại trưởng Anh William Hague ngày 28/11 tuyên bố nước này có thể sẽ bỏ phiếu trắng trong cuộc bỏ phiếu của Đại Hội đồng Liên hợp quốc về việc nâng cấp quy chế của Palestine lên thành "nước quan sát viên nhưng không phải là thành viên" của Liên hợp quốc.
Phát biểu tại Quốc hội, Ngoại trưởng Hague cho biết Anh sẽ không bỏ phiếu chống nhưng nước này cần có sự đảm bảo rằng Palestine sẽ đàm phán với Israel vô điều kiện và nếu không có sự đảm bảo này, Anh sẽ bỏ phiếu trắng trong cuộc bỏ phiếu tới đây.
Theo ông Hague, sự đảm bảo này bao gồm việc Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas phải cam kết rằng Palestine sẽ phải trở lại bàn đàm phán với Israel mà không được đưa ra điều kiện tiên quyết nào. Ngoài ra, Palestinee cũng không được tham gia vào Tòa án tội phạm quốc tế (ICC), nhằm mở rộng phạm vi quyền lực pháp lý của tòa án này đối với các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng vì điều này có thể làm ảnh hưởng đến việc tái khởi động các vòng đám phán tiếp theo.
Ngoại trưởng Anh cũng nói thêm rằng ông đã thông báo với Tổng thống Abbas về việc này, cho rằng trọng tâm sẽ là việc Palestine trở lại bàn đàm phán, tuy nhiên Anh vẫn phải thể hiện rõ quan điểm của nước này trước khi cuộc bỏ phiếu diễn ra.
Việc nâng cấp vị thế của Palestine sẽ cho phép nước này tham gia vào các cuộc thảo luận tại Đại hội đồng Liên hợp quốc và tăng thêm cơ hội cho Palestine gia nhập các cơ quan của Liên hợp quốc mặc dù quá trình này không phải là nghiễm nhiên và cũng không được đảm bảo hoàn toàn.
Các nhà quan sát cho rằng đề nghị nâng cao vị thế của Palestine có thể được thông qua trong cuộc bỏ phiếu của Đại Hội đồng Liên hợp quốc gồm 193 nước thành viên bởi chỉ cần quá bán là đủ. Theo Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO), cho đến nay đã có hơn 130 nước trên thế giới đã công nhận tư cách nhà nước độc lập của Palestine.
Nhiều quốc gia, trong đó có Pháp, Tây Ban Nha và Na Uy, cũng đã lên tiếng kêu gọi Đại Hội đồng Liên hợp quốc công nhận tư cách "nước quan sát viên nhưng không phải thành viên" của Palestine. Tuy nhiên, Mỹ và Israel lại phản đối việc này, vì lo ngại rằng Palestine đang tìm cách để được công nhận vị thế là một nhà nước đầy đủ thông qua Liên hợp quốc./.
Phát biểu tại Quốc hội, Ngoại trưởng Hague cho biết Anh sẽ không bỏ phiếu chống nhưng nước này cần có sự đảm bảo rằng Palestine sẽ đàm phán với Israel vô điều kiện và nếu không có sự đảm bảo này, Anh sẽ bỏ phiếu trắng trong cuộc bỏ phiếu tới đây.
Theo ông Hague, sự đảm bảo này bao gồm việc Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas phải cam kết rằng Palestine sẽ phải trở lại bàn đàm phán với Israel mà không được đưa ra điều kiện tiên quyết nào. Ngoài ra, Palestinee cũng không được tham gia vào Tòa án tội phạm quốc tế (ICC), nhằm mở rộng phạm vi quyền lực pháp lý của tòa án này đối với các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng vì điều này có thể làm ảnh hưởng đến việc tái khởi động các vòng đám phán tiếp theo.
Ngoại trưởng Anh cũng nói thêm rằng ông đã thông báo với Tổng thống Abbas về việc này, cho rằng trọng tâm sẽ là việc Palestine trở lại bàn đàm phán, tuy nhiên Anh vẫn phải thể hiện rõ quan điểm của nước này trước khi cuộc bỏ phiếu diễn ra.
Việc nâng cấp vị thế của Palestine sẽ cho phép nước này tham gia vào các cuộc thảo luận tại Đại hội đồng Liên hợp quốc và tăng thêm cơ hội cho Palestine gia nhập các cơ quan của Liên hợp quốc mặc dù quá trình này không phải là nghiễm nhiên và cũng không được đảm bảo hoàn toàn.
Các nhà quan sát cho rằng đề nghị nâng cao vị thế của Palestine có thể được thông qua trong cuộc bỏ phiếu của Đại Hội đồng Liên hợp quốc gồm 193 nước thành viên bởi chỉ cần quá bán là đủ. Theo Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO), cho đến nay đã có hơn 130 nước trên thế giới đã công nhận tư cách nhà nước độc lập của Palestine.
Nhiều quốc gia, trong đó có Pháp, Tây Ban Nha và Na Uy, cũng đã lên tiếng kêu gọi Đại Hội đồng Liên hợp quốc công nhận tư cách "nước quan sát viên nhưng không phải thành viên" của Palestine. Tuy nhiên, Mỹ và Israel lại phản đối việc này, vì lo ngại rằng Palestine đang tìm cách để được công nhận vị thế là một nhà nước đầy đủ thông qua Liên hợp quốc./.
Huy Hiệp/London (Vietnam+)