Trộm đồ ở cửa hàng, siêu thị, gian lận của nhân viên và những vụ nhầm lẫn đã làm các nhà bán lẻ Anh thiệt hại ước tính khoảng 4,9 tỷ bảng trong năm qua, mức thiệt hại lớn nhất từ trước đến nay, một phần do kinh tế suy yếu làm tăng mức tội phạm ở ngành bán lẻ.
Theo kết quả điều tra hàng năm với tên gọi Global Retail Theft Barometer, tính đến tháng 6/2010, thiệt hại do những yếu tố trên trong ngành bán lẻ đã tăng 6,2%.
Gần 44% trong khoảng 4,9 tỷ bảng thiệt hại là do các vụ trộm đồ ở cửa hàng gây ra, trong khi các hành động gian lận của nhân viên chiếm tới 36% tổng thiệt hại. Còn lỗi hành chính, như lỗi máy tính làm cho chuỗi siêu thị lớn nhất nước Anh Tesco đã bán hàng trăm hộp chocolate Oranges của hãng Terry với giá chỉ 29 cent, chiếm 12%.
Ông Nei Matthews, phó chủ tịch công ty tư vấn an ninh cho ngành bán lẻ, Checkpoint Systems, nơi đặt hàng thực hiện cuộc điều tra, cho rằng nếu so với số người trộm đồ ở cửa hàng thì số nhân viên ăn trộm ít hơn nhưng họ lại nhằm vào những mặt hàng có giá trị cao hơn.
Các cửa hàng đã phải tiêu tốn khoảng 1 tỷ bảng trong năm qua tính đến tháng 6/2011 để áp dụng các biện pháp an ninh nhằm ngăn ngừa nạn trộm cắp.
Những mặt hàng được bọn trộm ưa chuộng nhất ở Anh là phụ kiện thời trang, thịt tươi và các đồ cạo râu của nam giới.
Bọn trộm đồ trên thế giới lại có khẩu vị khác nhau, như ở Mỹ thì là đồ kẹo bánh và chocolate, ở Mỹ Latinh thì tỷ lệ lấy trộm sữa bột trẻ em là cao nhất, trong khi ở nam Âu là loại phomát hảo hạng như Parmesan./.
Theo kết quả điều tra hàng năm với tên gọi Global Retail Theft Barometer, tính đến tháng 6/2010, thiệt hại do những yếu tố trên trong ngành bán lẻ đã tăng 6,2%.
Gần 44% trong khoảng 4,9 tỷ bảng thiệt hại là do các vụ trộm đồ ở cửa hàng gây ra, trong khi các hành động gian lận của nhân viên chiếm tới 36% tổng thiệt hại. Còn lỗi hành chính, như lỗi máy tính làm cho chuỗi siêu thị lớn nhất nước Anh Tesco đã bán hàng trăm hộp chocolate Oranges của hãng Terry với giá chỉ 29 cent, chiếm 12%.
Ông Nei Matthews, phó chủ tịch công ty tư vấn an ninh cho ngành bán lẻ, Checkpoint Systems, nơi đặt hàng thực hiện cuộc điều tra, cho rằng nếu so với số người trộm đồ ở cửa hàng thì số nhân viên ăn trộm ít hơn nhưng họ lại nhằm vào những mặt hàng có giá trị cao hơn.
Các cửa hàng đã phải tiêu tốn khoảng 1 tỷ bảng trong năm qua tính đến tháng 6/2011 để áp dụng các biện pháp an ninh nhằm ngăn ngừa nạn trộm cắp.
Những mặt hàng được bọn trộm ưa chuộng nhất ở Anh là phụ kiện thời trang, thịt tươi và các đồ cạo râu của nam giới.
Bọn trộm đồ trên thế giới lại có khẩu vị khác nhau, như ở Mỹ thì là đồ kẹo bánh và chocolate, ở Mỹ Latinh thì tỷ lệ lấy trộm sữa bột trẻ em là cao nhất, trong khi ở nam Âu là loại phomát hảo hạng như Parmesan./.
Ngân Bình/London (Vietnam+)