Báo cáo của Trung tâm nghiên cứu bệnh liên quan các cơ quan tuần hoàn quốc gia Nhật Bản cho biết các nhà khoa học của cơ quan này vừa phát hiện, khi tạo mạch máu nhân tạo trong cơ thể động vật, nếu đồng thời tiến hành biện pháp chiếu ánh sáng xanh, huyết quản nhân tạo này sẽ dễ dàng được làm dày thêm.
Các nhà khoa học đã lợi dụng phương pháp này tạo thành công mạch máu và van nhân tạo trong cơ thể chó. Công nghệ này có thể ứng dụng trong điều trị đối với những người mắc bệnh tim nặng và mạch máu yếu.
Theo nhà khoa học Yasuhide Nakayama, Chủ nhiệm Phòng nghiên cứu vật liệu công trình y tế thuộc Trung tâm nghiên cứu bệnh về các cơ quan tuần hoàn quốc gia Nhật Bản đã tiến hành cấy một ống xilanh đặc biệt có đường kính 16mm được làm từ propylene vào dưới lớp da lưng của chó.
Sau một tháng xung quanh ống xilanh đã được bao phủ protein và dần hình thành mạch máu và van. Sau khi lấy ống xilanh, mạch máu và van ra, các nhà khoa học tiếp tục cấy mạch máu và van trở lại cơ thể chó, kết quả cho thấy mạch máu và van có thể hoạt động bình thường.
Phương pháp này có thể tạo được mạch máu dày hơn trong khi trước kia các nhà khoa học chỉ có thể tạo mạch máu có độ dày 0,1mm.
Các nhà khoa học tiếp tục thử đưa một điốt phát quang vào trong ống xilanh, sau đó thực hiện biện pháp để điốt phát quang phát ánh sáng xanh trong thời gian ba ngày đầu tiên. Kết quả cho thấy, sau một tháng mạch máu đã được tăng dày tới một mm.
Các nhà khoa học xác nhận, mạch máu được chiếu ánh sáng xanh hàm chứa nhiều chất elastin. Điều này cho thấy trong cơ thể động vật sau khi được chiếu ánh sáng xanh đã tồn tại một cơ chế sản sinh elastin./.
Các nhà khoa học đã lợi dụng phương pháp này tạo thành công mạch máu và van nhân tạo trong cơ thể chó. Công nghệ này có thể ứng dụng trong điều trị đối với những người mắc bệnh tim nặng và mạch máu yếu.
Theo nhà khoa học Yasuhide Nakayama, Chủ nhiệm Phòng nghiên cứu vật liệu công trình y tế thuộc Trung tâm nghiên cứu bệnh về các cơ quan tuần hoàn quốc gia Nhật Bản đã tiến hành cấy một ống xilanh đặc biệt có đường kính 16mm được làm từ propylene vào dưới lớp da lưng của chó.
Sau một tháng xung quanh ống xilanh đã được bao phủ protein và dần hình thành mạch máu và van. Sau khi lấy ống xilanh, mạch máu và van ra, các nhà khoa học tiếp tục cấy mạch máu và van trở lại cơ thể chó, kết quả cho thấy mạch máu và van có thể hoạt động bình thường.
Phương pháp này có thể tạo được mạch máu dày hơn trong khi trước kia các nhà khoa học chỉ có thể tạo mạch máu có độ dày 0,1mm.
Các nhà khoa học tiếp tục thử đưa một điốt phát quang vào trong ống xilanh, sau đó thực hiện biện pháp để điốt phát quang phát ánh sáng xanh trong thời gian ba ngày đầu tiên. Kết quả cho thấy, sau một tháng mạch máu đã được tăng dày tới một mm.
Các nhà khoa học xác nhận, mạch máu được chiếu ánh sáng xanh hàm chứa nhiều chất elastin. Điều này cho thấy trong cơ thể động vật sau khi được chiếu ánh sáng xanh đã tồn tại một cơ chế sản sinh elastin./.
Ngọc Thúy (Vietnam+)