Những ngôi chùa làng thân thuộc trong tâm thức ta như ngọn gió thổi ra từ lũy tre xanh, như hình ảnh bến sông dưới ánh trăng thu, như cội đa lặng mặc ngàn năm. Chùa làng hiện lên trong tâm trí ta là những đường cong của đầu đao góc mái hay nét uốn lượn của lưỡng long chầu nguyệt.
[Những khoảnh khắc trầm linh nơi thiền định cửa Phật]
Chuông chùa gõ lên tiếng vang, buông vào không gian một âm thanh tịnh huyền và phiêu u, làm ấm cả hư thinh. Ở trong tiếng chuông đó, ta có được một cảm giác thiền linh. Dịu yên, sâu đượm. Và tĩnh lặng vào cảnh chùa trong những bức ảnh nghệ thuật của triển lãm Chùa Việt, ta thấy được những khoảnh khắc thiền của ánh sáng. Bừng sáng, trầm linh.
Vẫn là 108 bức, vẫn là nhóm nghệ sĩ nhiếp ảnh Phật giáo (Sơn Nam, Phật tử Quảng Tâm, Lưu Tuấn, Huy Khang, Quang Minh) trên những chuyến hành hương về các miền đất Phật, triển lãm ảnh đã diễn ra tại tuần lễ Văn hóa Phật giáo Nghệ An, Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VII tại Hà Nội, chương trình Hoằng pháp và văn hóa nghệ thuật Phật giáo tại thành phố Việt Trì, nhưng chủ đề lần này là những ngôi chùa ngàn năm trên dải đất hình chữ S thân thương.
Một chùa Một Cột vẫn nguyên là bông sen cách điệu trong giấc chiêm bao của vua Lý Thái Tông, một Trấn Quốc bên Hồ Tây thu thảo, một chùa Thầy ở phủ Quốc, Thiên Mụ xứ Huế, Trúc Lâm Đà Lạt, Yên Tử Quảng Ninh, chùa Tiêu, Phật Tích Bắc Ninh, Phổ Minh Nam Định, chùa Dơi Sóc Trăng… tất cả hiện lên trong sự tương hòa với ánh sáng đang hành thiền.
Nếu chỉ là vẻ đẹp của các ngôi chùa Việt với bản sắc kiến trúc đơn thuần thì việc chụp ảnh giản đơn như một người thợ thủ công mà thôi. Nếu chỉ là hướng ống kính về phía ngôi chùa, Tam bảo hay vườn tháp… và bấm máy thì những bức ảnh chỉ là hình ảnh tư liệu để minh họa, lưu trữ trong kho bụi của thời gian mà thôi, cho dù kỹ thuật có cao siêu đến mấy. Ảnh nghệ thuật phải là nhãn thức và thể hiện tâm hồn hay thông điệp của người nghệ sĩ.
Ở triển lãm Chùa Việt này, ánh sáng đã thiền định trong những bức ảnh theo những dạng thức khác nhau. Ánh nắng nghiêng chiếu trên đầu đao mái chùa Kim Liên hay Am tổ Bối Khê, ánh sáng đuổi nhau trên những hàng cột vì kèo chùa Tường Vân, ánh sáng len lỏi trong gác chuông chùa Trăm gian, chạy dài theo bờ nóc chùa Lương, ánh nắng gắt chói phủ quanh thạch tháp Huệ Quang, hiền hòa tháp Chân Tịnh, ánh sáng rọi chùm xuống chính điện chùa Lý Quốc Sư, bảng lảng khói sương tam quan chùa Trúc Lâm, ánh sáng bồng lai trong đường lên tháp tổ Yên Tử và thiên thai mờ ảo lối xuống động Hương Tích… Dường như không phải nhiếp ảnh gia làm ánh sáng ngưng đọng trong mỗi khoảnh khắc bấm máy mà chính là ánh sáng đang tập thiền nơi những ngôi cổ tự trong từng satna chớp máy của người nghệ sĩ.
Không tự nói về bản sắc mình mà bật nói về vẻ đẹp thiền mặc toát lên từ sự tương tác với ánh sáng. Không phải ánh sáng chiếu rọi hay soi sáng vào tượng Phật mà chính từ tượng Phật bừng ra thứ ánh sáng của đạo pháp. Hãy nhìn vào các gương mặt tượng Phật chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang), Bồ Tát chùa Liên Phái, Quan Âm chùa Bà Nành, Quán Âm Chuẩn Đề chùa Hoàng Mai, Tổ Từ Đạo Hạnh chùa Thầy, quầng sáng như vầng hào quang quanh tượng Thế Chí Di Đà Quan Âm, ánh sáng ngọc ngà tượng Phật chùa Phật Tích, ánh sáng trong ngần tượng Thiên thủ thiên nhãn chùa Chân Tiên để thấy điều đó.
Mỗi ngôi chùa Việt là một thân phận di sản kiến trúc vật thể thì mỗi bức ảnh chùa Việt là một câu chuyện kể về thân phận đó. Và bản thân mỗi bức ảnh cũng chính là những thân phận. Như vốn dĩ đời sống vừa nhất nguyên vừa đa diện này. Không phải là sự thinh lặng trầm miên của quá khứ trong những ngôi chùa, không phải là những ngôi cổ tự uy thinh tự ngàn kiếp mà là sự bật sáng và tỏa linh của vẻ đẹp và thời gian trong sự tương tác với ánh sáng thiền định trong các bức ảnh đã níu giữ thời gian ở lại. Thời gian đã tham dự vào vẻ trầm linh những di sản đó bằng những nét phiêu lệ miên thinh.
Thời gian thử thách sự bền vững. Còn ánh sáng bừng lên vẻ rạng ngời, nét kiêu trầm. Thời gian tôn vinh quần thể kiến trúc này hay phá hủy, làm tiêu biến công trình kiến trúc kia, phủ lên đó những tầng văn hóa, những màn sương huyền thoại hay lắng lại linh khí thiên nhiên hoặc làm lu mờ đi trong tâm thức. Thời gian sàng lọc tất cả: vẻ đẹp, độ bền bỉ, những giá trị... Chỉ những gì thực sự mãnh liệt mới trụ vững với thời gian. Và đó là ánh sáng thiền tịnh trong không gian chùa Việt./.
[Những khoảnh khắc trầm linh nơi thiền định cửa Phật]
Chuông chùa gõ lên tiếng vang, buông vào không gian một âm thanh tịnh huyền và phiêu u, làm ấm cả hư thinh. Ở trong tiếng chuông đó, ta có được một cảm giác thiền linh. Dịu yên, sâu đượm. Và tĩnh lặng vào cảnh chùa trong những bức ảnh nghệ thuật của triển lãm Chùa Việt, ta thấy được những khoảnh khắc thiền của ánh sáng. Bừng sáng, trầm linh.
Vẫn là 108 bức, vẫn là nhóm nghệ sĩ nhiếp ảnh Phật giáo (Sơn Nam, Phật tử Quảng Tâm, Lưu Tuấn, Huy Khang, Quang Minh) trên những chuyến hành hương về các miền đất Phật, triển lãm ảnh đã diễn ra tại tuần lễ Văn hóa Phật giáo Nghệ An, Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VII tại Hà Nội, chương trình Hoằng pháp và văn hóa nghệ thuật Phật giáo tại thành phố Việt Trì, nhưng chủ đề lần này là những ngôi chùa ngàn năm trên dải đất hình chữ S thân thương.
Một chùa Một Cột vẫn nguyên là bông sen cách điệu trong giấc chiêm bao của vua Lý Thái Tông, một Trấn Quốc bên Hồ Tây thu thảo, một chùa Thầy ở phủ Quốc, Thiên Mụ xứ Huế, Trúc Lâm Đà Lạt, Yên Tử Quảng Ninh, chùa Tiêu, Phật Tích Bắc Ninh, Phổ Minh Nam Định, chùa Dơi Sóc Trăng… tất cả hiện lên trong sự tương hòa với ánh sáng đang hành thiền.
Nếu chỉ là vẻ đẹp của các ngôi chùa Việt với bản sắc kiến trúc đơn thuần thì việc chụp ảnh giản đơn như một người thợ thủ công mà thôi. Nếu chỉ là hướng ống kính về phía ngôi chùa, Tam bảo hay vườn tháp… và bấm máy thì những bức ảnh chỉ là hình ảnh tư liệu để minh họa, lưu trữ trong kho bụi của thời gian mà thôi, cho dù kỹ thuật có cao siêu đến mấy. Ảnh nghệ thuật phải là nhãn thức và thể hiện tâm hồn hay thông điệp của người nghệ sĩ.
Ở triển lãm Chùa Việt này, ánh sáng đã thiền định trong những bức ảnh theo những dạng thức khác nhau. Ánh nắng nghiêng chiếu trên đầu đao mái chùa Kim Liên hay Am tổ Bối Khê, ánh sáng đuổi nhau trên những hàng cột vì kèo chùa Tường Vân, ánh sáng len lỏi trong gác chuông chùa Trăm gian, chạy dài theo bờ nóc chùa Lương, ánh nắng gắt chói phủ quanh thạch tháp Huệ Quang, hiền hòa tháp Chân Tịnh, ánh sáng rọi chùm xuống chính điện chùa Lý Quốc Sư, bảng lảng khói sương tam quan chùa Trúc Lâm, ánh sáng bồng lai trong đường lên tháp tổ Yên Tử và thiên thai mờ ảo lối xuống động Hương Tích… Dường như không phải nhiếp ảnh gia làm ánh sáng ngưng đọng trong mỗi khoảnh khắc bấm máy mà chính là ánh sáng đang tập thiền nơi những ngôi cổ tự trong từng satna chớp máy của người nghệ sĩ.
Không tự nói về bản sắc mình mà bật nói về vẻ đẹp thiền mặc toát lên từ sự tương tác với ánh sáng. Không phải ánh sáng chiếu rọi hay soi sáng vào tượng Phật mà chính từ tượng Phật bừng ra thứ ánh sáng của đạo pháp. Hãy nhìn vào các gương mặt tượng Phật chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang), Bồ Tát chùa Liên Phái, Quan Âm chùa Bà Nành, Quán Âm Chuẩn Đề chùa Hoàng Mai, Tổ Từ Đạo Hạnh chùa Thầy, quầng sáng như vầng hào quang quanh tượng Thế Chí Di Đà Quan Âm, ánh sáng ngọc ngà tượng Phật chùa Phật Tích, ánh sáng trong ngần tượng Thiên thủ thiên nhãn chùa Chân Tiên để thấy điều đó.
Mỗi ngôi chùa Việt là một thân phận di sản kiến trúc vật thể thì mỗi bức ảnh chùa Việt là một câu chuyện kể về thân phận đó. Và bản thân mỗi bức ảnh cũng chính là những thân phận. Như vốn dĩ đời sống vừa nhất nguyên vừa đa diện này. Không phải là sự thinh lặng trầm miên của quá khứ trong những ngôi chùa, không phải là những ngôi cổ tự uy thinh tự ngàn kiếp mà là sự bật sáng và tỏa linh của vẻ đẹp và thời gian trong sự tương tác với ánh sáng thiền định trong các bức ảnh đã níu giữ thời gian ở lại. Thời gian đã tham dự vào vẻ trầm linh những di sản đó bằng những nét phiêu lệ miên thinh.
Thời gian thử thách sự bền vững. Còn ánh sáng bừng lên vẻ rạng ngời, nét kiêu trầm. Thời gian tôn vinh quần thể kiến trúc này hay phá hủy, làm tiêu biến công trình kiến trúc kia, phủ lên đó những tầng văn hóa, những màn sương huyền thoại hay lắng lại linh khí thiên nhiên hoặc làm lu mờ đi trong tâm thức. Thời gian sàng lọc tất cả: vẻ đẹp, độ bền bỉ, những giá trị... Chỉ những gì thực sự mãnh liệt mới trụ vững với thời gian. Và đó là ánh sáng thiền tịnh trong không gian chùa Việt./.
Lê Bảo Âu Long (Vietnam+)