Những ngày này, khi đất trời Tây Bắc đang chuyển mình vào Xuân, niềm vui, sự hân hoan của mỗi người dân Thái đen bản Hua Luống, xã Nà Tấu, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, như được nhân lên bội phần bởi điện lưới quốc gia đã về tới bản, mang tới một nguồn năng lượng mới để phát triển kinh tế.
Chúng tôi về Hua Luống vào một ngày cuối năm, khi hoa mận, hoa đào đang đua nhau nở báo hiệu một mùa Xuân sớm. Men theo con đường đất dốc từ bản Nà Luống vào gần 1km, tới con dốc cao - cửa ngõ đi vào trung tâm bản - Hua Luống đã hiện ra như một bức tranh tuyệt đẹp với những ngôi nhà sàn xinh xắn quần tụ ở lưng chừng núi. Điểm nhấn quan trọng trong bức tranh Hua Luống là những hàng dây điện trải dài, những cây cột điện nối từ độ cao khác nhau đổ dồn về trung tâm bản.
Bản Hua Luống được thành lập từ năm 1970, lúc đó bản chỉ có 5 hộ dân với gần chục người sinh sống. Sau hơn 40 năm, người Thái đen ở đây đã sinh cơ lập nghiệp, khai hoang núi đồi để tạo dựng nên một bản làng nằm giữa thung sâu, bao quanh bởi dãy núi Pú Miêu trùng điệp.
Hiện cả bản có 45 hộ với hơn 230 nhân khẩu. Người dân ở đây cho biết, trước khi chưa có điện, nguồn thắp sáng của người dân chủ yếu là đèn dầu, củi khô. Cuộc sống khá khó khăn khi kinh tế chủ yếu dựa vào là nương, rẫy, trồng lúa, rong riềng… và không có điện lưới thắp sáng. Trẻ em phải học hành dưới thứ ánh sáng đèn dầu. Người dân của cả bản bị hạn chế thông tin xã hội cũng như các nhu cầu giải trí. Truyền hình là một niềm mơ ước xa xỉ với người dân nơi đây.
Nhưng đó là câu chuyện của ngày xưa, Bây giờ, trong căn nhà sàn khang trang, Trưởng bản Hua Luống Lò Văn Khụt vui mừng khoe hệ thống dây điện dẫn mắc trong nhà, những thiết bị điện mà gia đình mới mua sắm được.
Anh Khụt cho biết khoảng thời gian nhớ nhất của gia đình anh và người dân trong bản đó là những ngày cuối năm 2012, khi có tin Công ty Điện lực Điện Biên sẽ tiến hành kéo điện lưới quốc gia cho bản, cả Hua Luống thấp thỏm chờ. Rồi Công ty tiến hành thi công chôn cột, kéo dây, người dân trong bản cũng kéo nhau ra chung tay phụ giúp, mong sao công trình sớm hoàn thành, thỏa lòng mong ước được sử dụng điện lưới quốc gia.
Chỉ tay vào chiếc tivi mới nằm trên tủ, anh Khụt tươi cười, nói : “Hai ngày trước khi bản có điện, mình đã mua nó về, mất gần 4 triệu đồng đó. Mình mua để cho cả nhà được xem truyền hình. Nhiều nhà còn mua trước mình tới cả tuần. Bây giờ 43/45 hộ trong bản đã có tivi rồi...”
Chị Lò Thị Đông, vợ anh Khụt cũng chia vui: “Trước đây chưa có điện, cứ tối đến, nhà nhà lại khóa cửa đi ngủ sớm, bản làng cũng mau chóng chìm trong đêm đen. Nhà có điều kiện thì thắp ngọn đèn dầu to hơn, nhưng cũng chỉ nhìn thấy nhau qua ánh sáng yếu ớt, vàng nhợt của đèn dầu thôi. Được Đảng, Nhà nước giúp đỡ cho cái điện về bản, người dân trong bản mình ai cũng vui. Chúng tôi cảm ơn Đảng, Nhà nước mình nhiều lắm.”
Trưởng bản Lò Văn Khụt chỉ cho chúng tôi từng cây cột điện mà anh và bà con nhân dân trong bản đã đóng góp công sức với đơn vị thi công dựng nên, hay từng diện tích ruộng mà người dân nơi đây đã nhường lại cho đơn vị thi công có mặt bằng để dựng, chôn cột, chạy đường dây tải điện.
Khi chúng tôi tới thăm nhà, ai cũng muốn tự tay bật công tắc, thắp sáng ngôi nhà của mình trong ánh điện. Cái lạnh của thời tiết cuối mùa Đông dường như bị xua tan trong niềm vui, tiếng cười rộn ràng của người dân Hua Luống.
Chị Lường Thị Lanh, một người dân trong bản, cho biết: "Từ nhỏ lớn lên, rồi đến lúc đi lấy chồng mình chỉ biết đến ánh đèn điện ngoài phố, ngoài huyện mỗi khi có việc ra khỏi bản. Giờ có điện, có tivi để xem, buổi tối cũng có thể thêu thùa, may vá, vừa dạy con học hành. Cuộc sống của phụ nữ trong bản không vất vả như trước nữa rồi."
Cháu Lò Thị Nhung, học sinh lớp 7, thì chia sẻ: “Trước chưa có điện, muốn xem tivi thì cháu phải đi bộ sang bản khác rất xa để xem nhờ. Bây giờ có điện rồi, ông cháu cũng mua được tivi, cháu được xem ở nhà nên thích lắm, việc học hành của cháu cũng tốt hơn rất nhiều."
Sống đã gần trọn đời người với thung sâu từ những ngày đầu dựng bản, cụ Lò Văn Sinhvà cụ Lò Thị Tính cùng các cụ cao niên khác như cụ Phe, cụ Ính, cụ Sáng… giờ lần đầu tiên được sử dụng điện trong sinh hoạt. Cụ Lò Văn Sinh, 95 tuổi, chia sẻ: với chúng tôi: “Điện về bản rồi, thấy mọi người vui, ông cũng vui lắm. Ước nguyện của ông về bản làng có điện để con cháu học hành tốt hơn, người dân có điều kiện làm kinh tế xóa đói nghèo giờ đã thành hiện thực, vui lắm cháu ạ.”
Dù điện lưới quốc gia về bản Hua Luống chưa đầy một tháng, Hua Luống đã thật sự “thay da đổi thịt” từng ngày, khoác một diện mạo tươi mới hơn. Về lại Hua Luống những ngày này, chúng tôi nghe được tiếng loa, đài, tivi từ nhiều nhà dân. Đặc biệt là thấy tiếng máy bào, máy cưa vang vọng khắp bản.
Ông Lò Văn Sơ, Bí thư chi bộ bản Hua Luống, nói: “Sau hàng chục năm xây dựng, nhiều ngôi nhà sàn của dân đã cũ, yếu. Nay có điện, các loại máy bào, máy mài, máy cưa được sử dụng, dân bản có điều kiện để sửa lại nhà cửa vững vàng, chắc chắn hơn. Sắp Tết rồi, ai cũng muốn nhà cửa khang trang, hoàn thiện và đẹp hơn để đón Tết.”
Ông Lò Văn Chốm, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Nà Tấu, cho biết: “Là một trong 9 xã vùng ngoài, trong tổng số 19 xã của huyện Điện Biên, do kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội của xã Nà Tấu chưa đồng bộ, nhất là ở các bản vùng sâu, vùng xa nên đã làm chậm tiến độ phát triển kinh tế của địa phương. Việc bản Hua Luống được hòa điện lưới quốc gia đã xóa 'bản trắng' điện lưới trên địa bàn. Đây là bản cuối cùng trong 32 bản của xã được hòa lưới điện quốc gia. Hua Luống giờ đã có điều kiện thuận lợi để người dân chăm lo đời sống văn óa, tinh thần; đưa máy móc, cơ giới hóa vào chăn nuôi, phát triển kinh tế, xây dựng bản làng ấm no hơn.”
Cũng theo ông Chốm, để vận hành lưới điện an toàn, liên tục, phòng tránh các tai nạn về điện, xã đã khuyến cáo bà con trong bản tuyệt đối chấp hành các quy định về bảo vệ hành lang an toàn lưới điện, như: không được xây dựng nhà ở, công trình, trồng cây trong hành lang lưới điện; không lại gần leo trèo lên cột điện, đường dây dẫn điện… Hộ mới tách nếu có nhu cầu sử dụng điện đều phải làm hồ sơ sử dụng điện.
Dự án kéo điện quốc gia về cho bản Hua Luống, xã Nà Tấu, huyện Điện Biên được triển khai đầu tháng 9/2012, nằm trong Dự án thành phần “Mở rộng và cải tạo lưới điện nông thôn vùng sâu, vùng xa tỉnh Điện Biên.” Theo đó, tỉnh Điện Biên sẽ xây dựng mới 97 trạm biến áp phân phối với tổng công suất trên 5.300 kVA; gần 300km đường dây 35Kv; trên 250 km đường dây 0,4 Kv (3 pha và 1 pha); lắp đặt gần 8.200 công tơ 1 pha cho các hộ gia đình, trường học, UBND xã, trạm y tế của 46 xã thuộc 7 huyện trong toàn tỉnh…với tổng kinh phí gần 130 tỷ đồng.
Mùa Xuân đang về trên khắp các bản làng của mảnh đất Tây Bắc. Với người dân ở nhiều bản hẻo lánh, xa xôi, vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Điện Biên, việc được sử dụng nguồn điện lưới quốc gia trong những ngày Xuân này thật sự là những món quà ý nghĩa mà Đảng, Nhà nước mang lại./.
Chúng tôi về Hua Luống vào một ngày cuối năm, khi hoa mận, hoa đào đang đua nhau nở báo hiệu một mùa Xuân sớm. Men theo con đường đất dốc từ bản Nà Luống vào gần 1km, tới con dốc cao - cửa ngõ đi vào trung tâm bản - Hua Luống đã hiện ra như một bức tranh tuyệt đẹp với những ngôi nhà sàn xinh xắn quần tụ ở lưng chừng núi. Điểm nhấn quan trọng trong bức tranh Hua Luống là những hàng dây điện trải dài, những cây cột điện nối từ độ cao khác nhau đổ dồn về trung tâm bản.
Bản Hua Luống được thành lập từ năm 1970, lúc đó bản chỉ có 5 hộ dân với gần chục người sinh sống. Sau hơn 40 năm, người Thái đen ở đây đã sinh cơ lập nghiệp, khai hoang núi đồi để tạo dựng nên một bản làng nằm giữa thung sâu, bao quanh bởi dãy núi Pú Miêu trùng điệp.
Hiện cả bản có 45 hộ với hơn 230 nhân khẩu. Người dân ở đây cho biết, trước khi chưa có điện, nguồn thắp sáng của người dân chủ yếu là đèn dầu, củi khô. Cuộc sống khá khó khăn khi kinh tế chủ yếu dựa vào là nương, rẫy, trồng lúa, rong riềng… và không có điện lưới thắp sáng. Trẻ em phải học hành dưới thứ ánh sáng đèn dầu. Người dân của cả bản bị hạn chế thông tin xã hội cũng như các nhu cầu giải trí. Truyền hình là một niềm mơ ước xa xỉ với người dân nơi đây.
Nhưng đó là câu chuyện của ngày xưa, Bây giờ, trong căn nhà sàn khang trang, Trưởng bản Hua Luống Lò Văn Khụt vui mừng khoe hệ thống dây điện dẫn mắc trong nhà, những thiết bị điện mà gia đình mới mua sắm được.
Anh Khụt cho biết khoảng thời gian nhớ nhất của gia đình anh và người dân trong bản đó là những ngày cuối năm 2012, khi có tin Công ty Điện lực Điện Biên sẽ tiến hành kéo điện lưới quốc gia cho bản, cả Hua Luống thấp thỏm chờ. Rồi Công ty tiến hành thi công chôn cột, kéo dây, người dân trong bản cũng kéo nhau ra chung tay phụ giúp, mong sao công trình sớm hoàn thành, thỏa lòng mong ước được sử dụng điện lưới quốc gia.
Chỉ tay vào chiếc tivi mới nằm trên tủ, anh Khụt tươi cười, nói : “Hai ngày trước khi bản có điện, mình đã mua nó về, mất gần 4 triệu đồng đó. Mình mua để cho cả nhà được xem truyền hình. Nhiều nhà còn mua trước mình tới cả tuần. Bây giờ 43/45 hộ trong bản đã có tivi rồi...”
Chị Lò Thị Đông, vợ anh Khụt cũng chia vui: “Trước đây chưa có điện, cứ tối đến, nhà nhà lại khóa cửa đi ngủ sớm, bản làng cũng mau chóng chìm trong đêm đen. Nhà có điều kiện thì thắp ngọn đèn dầu to hơn, nhưng cũng chỉ nhìn thấy nhau qua ánh sáng yếu ớt, vàng nhợt của đèn dầu thôi. Được Đảng, Nhà nước giúp đỡ cho cái điện về bản, người dân trong bản mình ai cũng vui. Chúng tôi cảm ơn Đảng, Nhà nước mình nhiều lắm.”
Trưởng bản Lò Văn Khụt chỉ cho chúng tôi từng cây cột điện mà anh và bà con nhân dân trong bản đã đóng góp công sức với đơn vị thi công dựng nên, hay từng diện tích ruộng mà người dân nơi đây đã nhường lại cho đơn vị thi công có mặt bằng để dựng, chôn cột, chạy đường dây tải điện.
Khi chúng tôi tới thăm nhà, ai cũng muốn tự tay bật công tắc, thắp sáng ngôi nhà của mình trong ánh điện. Cái lạnh của thời tiết cuối mùa Đông dường như bị xua tan trong niềm vui, tiếng cười rộn ràng của người dân Hua Luống.
Chị Lường Thị Lanh, một người dân trong bản, cho biết: "Từ nhỏ lớn lên, rồi đến lúc đi lấy chồng mình chỉ biết đến ánh đèn điện ngoài phố, ngoài huyện mỗi khi có việc ra khỏi bản. Giờ có điện, có tivi để xem, buổi tối cũng có thể thêu thùa, may vá, vừa dạy con học hành. Cuộc sống của phụ nữ trong bản không vất vả như trước nữa rồi."
Cháu Lò Thị Nhung, học sinh lớp 7, thì chia sẻ: “Trước chưa có điện, muốn xem tivi thì cháu phải đi bộ sang bản khác rất xa để xem nhờ. Bây giờ có điện rồi, ông cháu cũng mua được tivi, cháu được xem ở nhà nên thích lắm, việc học hành của cháu cũng tốt hơn rất nhiều."
Sống đã gần trọn đời người với thung sâu từ những ngày đầu dựng bản, cụ Lò Văn Sinhvà cụ Lò Thị Tính cùng các cụ cao niên khác như cụ Phe, cụ Ính, cụ Sáng… giờ lần đầu tiên được sử dụng điện trong sinh hoạt. Cụ Lò Văn Sinh, 95 tuổi, chia sẻ: với chúng tôi: “Điện về bản rồi, thấy mọi người vui, ông cũng vui lắm. Ước nguyện của ông về bản làng có điện để con cháu học hành tốt hơn, người dân có điều kiện làm kinh tế xóa đói nghèo giờ đã thành hiện thực, vui lắm cháu ạ.”
Dù điện lưới quốc gia về bản Hua Luống chưa đầy một tháng, Hua Luống đã thật sự “thay da đổi thịt” từng ngày, khoác một diện mạo tươi mới hơn. Về lại Hua Luống những ngày này, chúng tôi nghe được tiếng loa, đài, tivi từ nhiều nhà dân. Đặc biệt là thấy tiếng máy bào, máy cưa vang vọng khắp bản.
Ông Lò Văn Sơ, Bí thư chi bộ bản Hua Luống, nói: “Sau hàng chục năm xây dựng, nhiều ngôi nhà sàn của dân đã cũ, yếu. Nay có điện, các loại máy bào, máy mài, máy cưa được sử dụng, dân bản có điều kiện để sửa lại nhà cửa vững vàng, chắc chắn hơn. Sắp Tết rồi, ai cũng muốn nhà cửa khang trang, hoàn thiện và đẹp hơn để đón Tết.”
Ông Lò Văn Chốm, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Nà Tấu, cho biết: “Là một trong 9 xã vùng ngoài, trong tổng số 19 xã của huyện Điện Biên, do kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội của xã Nà Tấu chưa đồng bộ, nhất là ở các bản vùng sâu, vùng xa nên đã làm chậm tiến độ phát triển kinh tế của địa phương. Việc bản Hua Luống được hòa điện lưới quốc gia đã xóa 'bản trắng' điện lưới trên địa bàn. Đây là bản cuối cùng trong 32 bản của xã được hòa lưới điện quốc gia. Hua Luống giờ đã có điều kiện thuận lợi để người dân chăm lo đời sống văn óa, tinh thần; đưa máy móc, cơ giới hóa vào chăn nuôi, phát triển kinh tế, xây dựng bản làng ấm no hơn.”
Cũng theo ông Chốm, để vận hành lưới điện an toàn, liên tục, phòng tránh các tai nạn về điện, xã đã khuyến cáo bà con trong bản tuyệt đối chấp hành các quy định về bảo vệ hành lang an toàn lưới điện, như: không được xây dựng nhà ở, công trình, trồng cây trong hành lang lưới điện; không lại gần leo trèo lên cột điện, đường dây dẫn điện… Hộ mới tách nếu có nhu cầu sử dụng điện đều phải làm hồ sơ sử dụng điện.
Dự án kéo điện quốc gia về cho bản Hua Luống, xã Nà Tấu, huyện Điện Biên được triển khai đầu tháng 9/2012, nằm trong Dự án thành phần “Mở rộng và cải tạo lưới điện nông thôn vùng sâu, vùng xa tỉnh Điện Biên.” Theo đó, tỉnh Điện Biên sẽ xây dựng mới 97 trạm biến áp phân phối với tổng công suất trên 5.300 kVA; gần 300km đường dây 35Kv; trên 250 km đường dây 0,4 Kv (3 pha và 1 pha); lắp đặt gần 8.200 công tơ 1 pha cho các hộ gia đình, trường học, UBND xã, trạm y tế của 46 xã thuộc 7 huyện trong toàn tỉnh…với tổng kinh phí gần 130 tỷ đồng.
Mùa Xuân đang về trên khắp các bản làng của mảnh đất Tây Bắc. Với người dân ở nhiều bản hẻo lánh, xa xôi, vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Điện Biên, việc được sử dụng nguồn điện lưới quốc gia trong những ngày Xuân này thật sự là những món quà ý nghĩa mà Đảng, Nhà nước mang lại./.
Xuân Tiến (TTXVN)