Trong một nghiên cứu đăng trên tạp chí Lá thư Sinh vật học (Biology Letters) của Anh hôm 23/5, các nhà khoa học thuộc trường Đại học Exeter, Tây Nam nước Anh cho rằng đèn đường có tác động rất mạnh đối với số lượng và mật độ phân bố của các loài côn trùng, "ưu ái" cho loài này nhưng lại "ngược đãi" với loài khác.
Kết luận này một lần nữa gióng lên tiếng chuông cảnh báo về tác động của con người đối với thiên nhiên.
Để có được kết quả nêu trên, tháng 8/2011, nhóm nghiên cứu, do ông Thomas Davies phụ trách, đã đặt các bẫy côn trùng ở những vị trí khác nhau tại Helston - một thị trấn nhỏ ở Conrnwall. Họ đã thu thập được 1.194 con côn trùng thuộc 60 loài khác nhau.
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng việc thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng đèn đường là một nhân tố đáng kể tác động tới số lượng của côn trùng và các loài phổ biến.
Năm loài côn trùng, như kiến, gián đất, mọt gỗ... sa vào những miếng keo dính đặt ngay dưới đèn đường có số lượng nhiều hơn hẳn so với những miếng keo dính đặt ở khoảng cách giữa 2 đèn đường.
Ánh sáng đèn đường cũng thu hút nhiều hơn các loài côn trùng săn mồi và ăn xác thối.
Xét dưới góc độ cấu trúc sinh vật học, ánh sáng đèn đường làm biến đổi môi trường ở mức độ cao hơn bất cứ ghi nhận nào trước đó. Điều này dẫn đến nguy cơ rằng đèn đường có thể làm thay đổi cấu trúc và chức năng của hệ sinh thái.
Các phương tiện chiếu sáng trên đường đang được cải tiến nhanh chóng với tốc độ trung bình 6%/năm trên toàn thế giới. Nhưng cho đến nay, các tác động của nó đối với thiên nhiên hoang dã vẫn chưa được nghiên cứu thấu đáo.
Trước đây, cũng có những bằng chứng truyền khẩu rằng đèn đường ảnh hưởng tới đồng hồ sinh học của các loài chim sống ở khu đô thị, đánh lừa giác quan khiến cho chúng đi kiếm mồi lâu hơn.
Đèn đường cũng tác động tới thói quen kiếm mồi của các loài động vật có vú như cáo, chuột, dơi.
Các nhà khoa học bày tỏ quan ngại về việc đưa vào sử dụng hệ thống chiếu sáng công cộng thế hệ mới dùng công nghệ halogen thủy tinh lỏng hay đèn LED (light-emitting diode – điốt phát quang). Các công nghệ này giúp đèn phát sáng ở những bước sóng rộng hơn.
Nhóm nghiên cứu cảnh báo rằng những thông tin ban đầu này vẫn chưa phản ánh hết các tác động của ánh sáng nhân tạo đối với môi trường. /.
Kết luận này một lần nữa gióng lên tiếng chuông cảnh báo về tác động của con người đối với thiên nhiên.
Để có được kết quả nêu trên, tháng 8/2011, nhóm nghiên cứu, do ông Thomas Davies phụ trách, đã đặt các bẫy côn trùng ở những vị trí khác nhau tại Helston - một thị trấn nhỏ ở Conrnwall. Họ đã thu thập được 1.194 con côn trùng thuộc 60 loài khác nhau.
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng việc thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng đèn đường là một nhân tố đáng kể tác động tới số lượng của côn trùng và các loài phổ biến.
Năm loài côn trùng, như kiến, gián đất, mọt gỗ... sa vào những miếng keo dính đặt ngay dưới đèn đường có số lượng nhiều hơn hẳn so với những miếng keo dính đặt ở khoảng cách giữa 2 đèn đường.
Ánh sáng đèn đường cũng thu hút nhiều hơn các loài côn trùng săn mồi và ăn xác thối.
Xét dưới góc độ cấu trúc sinh vật học, ánh sáng đèn đường làm biến đổi môi trường ở mức độ cao hơn bất cứ ghi nhận nào trước đó. Điều này dẫn đến nguy cơ rằng đèn đường có thể làm thay đổi cấu trúc và chức năng của hệ sinh thái.
Các phương tiện chiếu sáng trên đường đang được cải tiến nhanh chóng với tốc độ trung bình 6%/năm trên toàn thế giới. Nhưng cho đến nay, các tác động của nó đối với thiên nhiên hoang dã vẫn chưa được nghiên cứu thấu đáo.
Trước đây, cũng có những bằng chứng truyền khẩu rằng đèn đường ảnh hưởng tới đồng hồ sinh học của các loài chim sống ở khu đô thị, đánh lừa giác quan khiến cho chúng đi kiếm mồi lâu hơn.
Đèn đường cũng tác động tới thói quen kiếm mồi của các loài động vật có vú như cáo, chuột, dơi.
Các nhà khoa học bày tỏ quan ngại về việc đưa vào sử dụng hệ thống chiếu sáng công cộng thế hệ mới dùng công nghệ halogen thủy tinh lỏng hay đèn LED (light-emitting diode – điốt phát quang). Các công nghệ này giúp đèn phát sáng ở những bước sóng rộng hơn.
Nhóm nghiên cứu cảnh báo rằng những thông tin ban đầu này vẫn chưa phản ánh hết các tác động của ánh sáng nhân tạo đối với môi trường. /.
(TTXVN)