Ngày 27/5, Bộ trưởng Nội vụ Anh Theresa May cho biết sẽ triển khai đồng bộ nhiều biện pháp để ngăn chặn điều mà bà gọi là "trào lưu cực đoan hóa" trong cộng đồng người Hồi giáo ở nước này.
Tuy nhiên, kế hoạch tăng cường an ninh của bà Theresa May sau vụ sát hại binh sĩ Lee Rigby đang gây tranh cãi trong nội bộ liên minh cầm quyền giữa đảng Bảo thủ và đảng Dân chủ Tự do.
Lần đầu tiên, các nhóm Hồi giáo cực đoan nhưng không chủ trương sử dụng bạo lực cũng sẽ bị đặt ra ngoài vòng pháp luật ở nước Anh. Việc sử dụng Internet của những nhóm này được kiểm soát chặt chẽ. Các trang mạng cực đoan được kiểm duyệt và chủ động ngăn chặn.
Theo bà May, những thông điệp, tin nhắn mang nội dung truyền giáo trên Internet sẽ được xóa bỏ, và các giáo sỹ cực đoan sẽ không được phép tiếp cận với ký túc xá đại học, nhà tù...
Giới chức an ninh Anh lo ngại rằng hoạt động truyền giáo sẽ giúp các nhóm cực đoan tuyển dụng lực lượng để triển khai những vụ tấn công khủng bố và bạo lực. Bà Theresa May cảnh báo rằng hàng nghìn người Anh có nguy cơ bị "cực đoan hóa" trong một trào lưu đang ngày càng lan rộng. Vì vậy, Anh cần phải kịp thời ngăn chặn trào lưu này và xóa bỏ những tư tưởng cực đoan trong tư duy của mọi người.
Đặc biệt, bà May còn dự định khôi phục cái gọi là "quyền rình mò" từng gây ra nhiều tranh cãi, coi đây là giải pháp rất cần thiết để kiểm soát Internet, từ đó ngăn chặn kịp thời nguy cơ khủng bố ở nước Anh. Trước đó, bà May đã yêu cầu các hãng cung cấp dịch vụ Internet phải cung cấp thông tin về email, số điện thoại di động, tin nhắn và số lần truy cập của khách hàng trên mạng xã hội và Skype.
Các nhóm hoạt động xã hội ngay lập tức đã lên tiếng phản đối kế hoạch này, trong khi đó Phó Thủ tướng Nick Clegg - lãnh đạo đảng Dân chủ Tự do tham gia liên minh, tuyên bố bác bỏ việc khôi phục "quyền rình mò."
Vào thời điểm hiện nay, Bộ trưởng Nội vụ Anh hoàn toàn có quyền đưa các tổ chức có dính líu với khủng bố ra ngoài vòng pháp luật như trường hợp tổ chức al-Muhajiroun năm 2010. Tuy nhiên, bà May lại không có quyền áp dụng các biện pháp để chống lại những tổ chức bị tình nghi là "xúi giục lòng thù hận và gây chia rẽ."
Các bộ trưởng Anh sẽ xem xét và đưa ra những sửa đổi để Bộ trưởng Nội vụ có được quyền hạn này. Tuy nhiên, giải pháp siết chặt an ninh mà Bộ Nội vụ Anh đưa ra có nguy cơ châm ngòi cho những tranh cãi về quyền tự do ngôn luận, trong khi khái niệm thế nào là "xúi giục hận thù và gây chia rẽ" sẽ khiến các bộ trưởng phải đau đầu./.
Tuy nhiên, kế hoạch tăng cường an ninh của bà Theresa May sau vụ sát hại binh sĩ Lee Rigby đang gây tranh cãi trong nội bộ liên minh cầm quyền giữa đảng Bảo thủ và đảng Dân chủ Tự do.
Lần đầu tiên, các nhóm Hồi giáo cực đoan nhưng không chủ trương sử dụng bạo lực cũng sẽ bị đặt ra ngoài vòng pháp luật ở nước Anh. Việc sử dụng Internet của những nhóm này được kiểm soát chặt chẽ. Các trang mạng cực đoan được kiểm duyệt và chủ động ngăn chặn.
Theo bà May, những thông điệp, tin nhắn mang nội dung truyền giáo trên Internet sẽ được xóa bỏ, và các giáo sỹ cực đoan sẽ không được phép tiếp cận với ký túc xá đại học, nhà tù...
Giới chức an ninh Anh lo ngại rằng hoạt động truyền giáo sẽ giúp các nhóm cực đoan tuyển dụng lực lượng để triển khai những vụ tấn công khủng bố và bạo lực. Bà Theresa May cảnh báo rằng hàng nghìn người Anh có nguy cơ bị "cực đoan hóa" trong một trào lưu đang ngày càng lan rộng. Vì vậy, Anh cần phải kịp thời ngăn chặn trào lưu này và xóa bỏ những tư tưởng cực đoan trong tư duy của mọi người.
Đặc biệt, bà May còn dự định khôi phục cái gọi là "quyền rình mò" từng gây ra nhiều tranh cãi, coi đây là giải pháp rất cần thiết để kiểm soát Internet, từ đó ngăn chặn kịp thời nguy cơ khủng bố ở nước Anh. Trước đó, bà May đã yêu cầu các hãng cung cấp dịch vụ Internet phải cung cấp thông tin về email, số điện thoại di động, tin nhắn và số lần truy cập của khách hàng trên mạng xã hội và Skype.
Các nhóm hoạt động xã hội ngay lập tức đã lên tiếng phản đối kế hoạch này, trong khi đó Phó Thủ tướng Nick Clegg - lãnh đạo đảng Dân chủ Tự do tham gia liên minh, tuyên bố bác bỏ việc khôi phục "quyền rình mò."
Vào thời điểm hiện nay, Bộ trưởng Nội vụ Anh hoàn toàn có quyền đưa các tổ chức có dính líu với khủng bố ra ngoài vòng pháp luật như trường hợp tổ chức al-Muhajiroun năm 2010. Tuy nhiên, bà May lại không có quyền áp dụng các biện pháp để chống lại những tổ chức bị tình nghi là "xúi giục lòng thù hận và gây chia rẽ."
Các bộ trưởng Anh sẽ xem xét và đưa ra những sửa đổi để Bộ trưởng Nội vụ có được quyền hạn này. Tuy nhiên, giải pháp siết chặt an ninh mà Bộ Nội vụ Anh đưa ra có nguy cơ châm ngòi cho những tranh cãi về quyền tự do ngôn luận, trong khi khái niệm thế nào là "xúi giục hận thù và gây chia rẽ" sẽ khiến các bộ trưởng phải đau đầu./.
(TTXVN)