Báo "Sunday Times" của Anh đưa tin nhiều sĩ quan quân đội cấp cao nghỉ hưu đã bị bí mật quay phim khi họ đang đề xuất giúp các công ty vũ khí tiếp xúc với các bộ trưởng và các cựu đồng nghiệp nhằm kiếm lời riêng.
Theo Reuters và AFP, sau một cuộc điều tra kéo dài ba tháng, báo trên đã nêu danh tính bốn nhân vật quân đội cấp cao đã nghỉ hưu, gồm: Trung tướng John Kiszely (người hùng chiến tranh ở Falklands), Trung tướng Richard Applegate (từng phụ trách mua sắm trong Bộ Quốc phòng), Đô đốc Trevor Soar (cựu Tư lệnh Hải quân) và cựu Tư lệnh quân đội Richard Dannatt.
Theo bài báo, những người này sẵn sàng vi phạm các quy định khi giúp các công ty vũ khí được tiếp cận với các cuộc tiếp xúc cấp cao nhằm đổi lấy hàng trăm nghìn bảng Anh.
Những người này còn khoe về các mối quan hệ cá nhân gần gũi của họ với những nhân vật quan trọng trong Bộ Quốc phòng Anh, điều có thể giúp gây ảnh hưởng tới các thỏa thuận vũ khí khi họ được vận động hành lang trong các cuộc gặp không chính thức. Tuy nhiên, theo "Sunday Times", cả bốn người nêu trên đều phủ nhận không làm gì sai trái.
Bộ Quốc phòng Anh ngày 13/10 tuyên bố sẽ tiến hành điều tra thông tin nói các cựu sĩ quan đã đề xuất làm người vận động hành lang (lobby) bất hợp pháp cho các công ty vũ khí để xem những người này có vi phạm luật hay không. Theo luật Anh, trong hai năm sau khi về hưu, một số cựu nhân viên nhà nước cao cấp (bao gồm các nhân viên quân đội, công chức hay nhà ngoại giao) phải xin phép khi muốn chuyển sang làm công việc mới.
Theo báo cáo năm 2011 của Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm, Anh là nước chi phí cho quân sự lớn thứ tư trên thế giới./.
Theo Reuters và AFP, sau một cuộc điều tra kéo dài ba tháng, báo trên đã nêu danh tính bốn nhân vật quân đội cấp cao đã nghỉ hưu, gồm: Trung tướng John Kiszely (người hùng chiến tranh ở Falklands), Trung tướng Richard Applegate (từng phụ trách mua sắm trong Bộ Quốc phòng), Đô đốc Trevor Soar (cựu Tư lệnh Hải quân) và cựu Tư lệnh quân đội Richard Dannatt.
Theo bài báo, những người này sẵn sàng vi phạm các quy định khi giúp các công ty vũ khí được tiếp cận với các cuộc tiếp xúc cấp cao nhằm đổi lấy hàng trăm nghìn bảng Anh.
Những người này còn khoe về các mối quan hệ cá nhân gần gũi của họ với những nhân vật quan trọng trong Bộ Quốc phòng Anh, điều có thể giúp gây ảnh hưởng tới các thỏa thuận vũ khí khi họ được vận động hành lang trong các cuộc gặp không chính thức. Tuy nhiên, theo "Sunday Times", cả bốn người nêu trên đều phủ nhận không làm gì sai trái.
Bộ Quốc phòng Anh ngày 13/10 tuyên bố sẽ tiến hành điều tra thông tin nói các cựu sĩ quan đã đề xuất làm người vận động hành lang (lobby) bất hợp pháp cho các công ty vũ khí để xem những người này có vi phạm luật hay không. Theo luật Anh, trong hai năm sau khi về hưu, một số cựu nhân viên nhà nước cao cấp (bao gồm các nhân viên quân đội, công chức hay nhà ngoại giao) phải xin phép khi muốn chuyển sang làm công việc mới.
Theo báo cáo năm 2011 của Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm, Anh là nước chi phí cho quân sự lớn thứ tư trên thế giới./.
(Vietnam+)