Ngày 18/2, Thủ tướng Anh David Cameron cho biết Anh muốn giúp Ấn Độ phát triển các thành phố mới và các quận dọc hành lang dài 1.000 km, nối thành phố tài chính Mumbai với trung tâm công nghệ Bangalore, nhằm tạo nên các dự án đầu tư trị giá tới 25 tỷ USD.
Phát biểu tại diễn đàn các doanh nghiệp và công nhân của Công ty Hindustan Unilever Limited ở Mumbai, Thủ tướng Cameron nhấn mạnh Anh có các kiến trúc sư, các nhà hoạch định chính sách và các chuyên gia tài chính có thể đưa ra một giải pháp hoàn hảo giúp Ấn Độ khai thác tiềm năng dọc hành lang dài 1.000 km từ Mumbai tới Bangalore. Theo ông, Ấn Độ cần mở cửa thị trường cho đầu tư trực tiếp nước ngoài vào những lĩnh vực cho đến nay vẫn bị đóng cửa.
Văn phòng Thủ tướng Anh dự đoán 5,8% tăng trưởng dân số của Ấn Độ sẽ nằm ở hành lang trên, nơi sẽ đóng góp 11,8% cho tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này vào năm 2020.
Giai đoạn đầu của dự án phát triển hành lang Mumbai-Bangalore sẽ liên quan đến đầu tư vào hạ tầng như hệ thống giao thông, thông tin viễn thông và phát điện. Sau đó công việc xây dựng sẽ tập trung vào hạ tầng xã hội như phúc lợi và giáo dục.
Chính phủ Ấn Độ cũng đã có kế hoạch xây dựng 24 thành phố công nghiệp mới dọc tuyến đường sắt dài 1.483 km giữa New Delhi (New Delhi) và Mumbai, với vốn vay của Nhật Bản, song tiến độ của dự án này chậm. Văn phòng của Thủ tướng Cameron cho biết các quan chức Anh và Ấn Độ đã làm việc với đại diện doanh nghiệp hai nước về dự án phát triển hành lang Mumbai-Bangalore từ năm ngoái và đã có đánh giá sơ bộ về quy mô cũng như tiềm năng của dự án.
Chính phủ Anh sẵn sàng đồng cấp vốn nghiên cứu khả thi cho dự án, trong đó Ấn Độ chịu 50% chi phí khoảng 1,55 triệu USD. Vào năm 2030, nếu trở thành hiện thực, dự án có thể tạo gần 500.000 việc làm trực tiếp và hai triệu việc làm gián tiếp.
Các công trình nghiên cứu cho thấy mỗi thành phố mới sẽ thu hút khoảng 3-4 triệu dân, do đó cần có 1 triệu ngôi nhà mới, 120 trường phổ thông, 10 trường đại học và bệnh viện. Thủ tướng Cameron cũng cho biết Anh có kế hoạch thay đổi cơ chế nhập cảnh để có thể cấp thị thực cho các doanh nhân Ấn Độ trong vòng một ngày./.
Phát biểu tại diễn đàn các doanh nghiệp và công nhân của Công ty Hindustan Unilever Limited ở Mumbai, Thủ tướng Cameron nhấn mạnh Anh có các kiến trúc sư, các nhà hoạch định chính sách và các chuyên gia tài chính có thể đưa ra một giải pháp hoàn hảo giúp Ấn Độ khai thác tiềm năng dọc hành lang dài 1.000 km từ Mumbai tới Bangalore. Theo ông, Ấn Độ cần mở cửa thị trường cho đầu tư trực tiếp nước ngoài vào những lĩnh vực cho đến nay vẫn bị đóng cửa.
Văn phòng Thủ tướng Anh dự đoán 5,8% tăng trưởng dân số của Ấn Độ sẽ nằm ở hành lang trên, nơi sẽ đóng góp 11,8% cho tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này vào năm 2020.
Giai đoạn đầu của dự án phát triển hành lang Mumbai-Bangalore sẽ liên quan đến đầu tư vào hạ tầng như hệ thống giao thông, thông tin viễn thông và phát điện. Sau đó công việc xây dựng sẽ tập trung vào hạ tầng xã hội như phúc lợi và giáo dục.
Chính phủ Ấn Độ cũng đã có kế hoạch xây dựng 24 thành phố công nghiệp mới dọc tuyến đường sắt dài 1.483 km giữa New Delhi (New Delhi) và Mumbai, với vốn vay của Nhật Bản, song tiến độ của dự án này chậm. Văn phòng của Thủ tướng Cameron cho biết các quan chức Anh và Ấn Độ đã làm việc với đại diện doanh nghiệp hai nước về dự án phát triển hành lang Mumbai-Bangalore từ năm ngoái và đã có đánh giá sơ bộ về quy mô cũng như tiềm năng của dự án.
Chính phủ Anh sẵn sàng đồng cấp vốn nghiên cứu khả thi cho dự án, trong đó Ấn Độ chịu 50% chi phí khoảng 1,55 triệu USD. Vào năm 2030, nếu trở thành hiện thực, dự án có thể tạo gần 500.000 việc làm trực tiếp và hai triệu việc làm gián tiếp.
Các công trình nghiên cứu cho thấy mỗi thành phố mới sẽ thu hút khoảng 3-4 triệu dân, do đó cần có 1 triệu ngôi nhà mới, 120 trường phổ thông, 10 trường đại học và bệnh viện. Thủ tướng Cameron cũng cho biết Anh có kế hoạch thay đổi cơ chế nhập cảnh để có thể cấp thị thực cho các doanh nhân Ấn Độ trong vòng một ngày./.
(TTXVN)