Thủ tướng Anh David Cameron ngày 12/3 tuyên bố Anh có thể sẽ không tuân theo các điều khoản của lệnh cấm trang bị vũ khí sát thương cho lực lượng đối lập ở Syria của Liên minh Châu Âu (EU), nếu các nước thành viên EU không đạt được những thỏa thuận mới khi lệnh cấm vận này được gia hạn vào tháng 5 tới đây.
Phát biểu trước Quốc hội Anh, ông Cameron khẳng định chính phủ nước này muốn nới lỏng các điều khoản của lệnh cấm vận và nếu các nước EU khác vẫn phản đối điều này thì Anh sẵn sàng hành động đơn phương, bằng việc trang bị vũ khí cho phe đối lập ở Syria.
Ông cũng nhấn mạnh rằng là một nước độc lập với chính sách ngoại giao độc lập, Anh có thể thay đổi cách tiếp cận về vấn đề này nếu cảm thấy cần phải hành động để mang lại những thay đổi ở quốc gia Trung Đông này.
Tại hội nghị ngoại trưởng EU diễn ra hồi tháng trước, Anh cũng đã hối thúc các nước đồng ý với đề xuất của mình nhưng chỉ nhận được những cam kết mơ hồ rằng chính phủ các nước sẽ cung cấp "hỗ trợ kỹ thuật" cho lực lượng đối lập Syria.
Mặc dù thừa nhận rằng vũ khí có thể rơi vào tay các phần tử cực đoan nhưng các quan chức Anh lại cho rằng nếu không hành động thì nguy cơ còn lớn hơn nhiều. Theo ông Cameron, các cường quốc phương Tây cần phải can thiệp kịp thời khi mà tổ chức khủng bố al-Qaeda ngày càng xâm nhập sâu hơn vào các nhóm chống đối ở Syria.
Trong khi đó, các nước thành viên EU khác đều bày tỏ lo ngại trước tình hình ngày càng xấu đi ở Syria và cho rằng trang bị vũ khí cho phe đối lập có thể làm gia tăng bạo lực hoặc số vũ khí này có thể rơi vào tay của các nhóm khủng bố cực đoan. Theo các nhà ngoại giao EU, những lo ngại này càng trở nên sâu sắc hơn sau khi xảy ra các sự cố ở Libya và Mali.
[Anh viện trợ xe bọc thép cho phe đối lập ở Syria]
Hồi tháng trước, các nhà lãnh đạo Châu Âu đã nhất trí sửa đổi một số điều khoản của lệnh cấm vận này, cho phép các nước cung cấp xe bọc thép, thiết bị quân sự phi sát thương và hỗ trợ kỹ thuật cho phe đối lập Syria với điều kiện chúng được sử dụng để bảo vệ thường dân ở nước này.
Bất chấp áp lực từ phía Pháp và Anh, Đức vẫn phản đối việc tiếp tục thay đổi lệnh cấm vận này. Phát biểu tại cuộc họp ngoại trưởng EU ở Bruselss ngày 11/3, Ngoại trưởng Đức Guido Westerwelle cho rằng trang bị vũ khí cho lực lượng đối lập không chỉ khiến cho cuộc xung đột leo thang ra khỏi biên giới Syria mà còn có thể để rơi một số vũ khí vào tay tổ chức khủng bố al-Qaeda.
Trong khi đó, người đồng cấp Pháp Laurent Fabius lại cho rằng vấn đề dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí ngày càng trở nên cần thiết bởi vì có sự mất cân bằng rõ ràng giữa chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad được Iran và Nga cung cấp vũ khí và Liên minh quốc gia đối lập không có các loại vũ khí như vậy./.
Phát biểu trước Quốc hội Anh, ông Cameron khẳng định chính phủ nước này muốn nới lỏng các điều khoản của lệnh cấm vận và nếu các nước EU khác vẫn phản đối điều này thì Anh sẵn sàng hành động đơn phương, bằng việc trang bị vũ khí cho phe đối lập ở Syria.
Ông cũng nhấn mạnh rằng là một nước độc lập với chính sách ngoại giao độc lập, Anh có thể thay đổi cách tiếp cận về vấn đề này nếu cảm thấy cần phải hành động để mang lại những thay đổi ở quốc gia Trung Đông này.
Tại hội nghị ngoại trưởng EU diễn ra hồi tháng trước, Anh cũng đã hối thúc các nước đồng ý với đề xuất của mình nhưng chỉ nhận được những cam kết mơ hồ rằng chính phủ các nước sẽ cung cấp "hỗ trợ kỹ thuật" cho lực lượng đối lập Syria.
Mặc dù thừa nhận rằng vũ khí có thể rơi vào tay các phần tử cực đoan nhưng các quan chức Anh lại cho rằng nếu không hành động thì nguy cơ còn lớn hơn nhiều. Theo ông Cameron, các cường quốc phương Tây cần phải can thiệp kịp thời khi mà tổ chức khủng bố al-Qaeda ngày càng xâm nhập sâu hơn vào các nhóm chống đối ở Syria.
Trong khi đó, các nước thành viên EU khác đều bày tỏ lo ngại trước tình hình ngày càng xấu đi ở Syria và cho rằng trang bị vũ khí cho phe đối lập có thể làm gia tăng bạo lực hoặc số vũ khí này có thể rơi vào tay của các nhóm khủng bố cực đoan. Theo các nhà ngoại giao EU, những lo ngại này càng trở nên sâu sắc hơn sau khi xảy ra các sự cố ở Libya và Mali.
[Anh viện trợ xe bọc thép cho phe đối lập ở Syria]
Hồi tháng trước, các nhà lãnh đạo Châu Âu đã nhất trí sửa đổi một số điều khoản của lệnh cấm vận này, cho phép các nước cung cấp xe bọc thép, thiết bị quân sự phi sát thương và hỗ trợ kỹ thuật cho phe đối lập Syria với điều kiện chúng được sử dụng để bảo vệ thường dân ở nước này.
Bất chấp áp lực từ phía Pháp và Anh, Đức vẫn phản đối việc tiếp tục thay đổi lệnh cấm vận này. Phát biểu tại cuộc họp ngoại trưởng EU ở Bruselss ngày 11/3, Ngoại trưởng Đức Guido Westerwelle cho rằng trang bị vũ khí cho lực lượng đối lập không chỉ khiến cho cuộc xung đột leo thang ra khỏi biên giới Syria mà còn có thể để rơi một số vũ khí vào tay tổ chức khủng bố al-Qaeda.
Trong khi đó, người đồng cấp Pháp Laurent Fabius lại cho rằng vấn đề dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí ngày càng trở nên cần thiết bởi vì có sự mất cân bằng rõ ràng giữa chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad được Iran và Nga cung cấp vũ khí và Liên minh quốc gia đối lập không có các loại vũ khí như vậy./.
Huy Hiệp/London (Vietnam+)