Bố mẹ là gốc Việt, sinh ra và lớn lên tại Lào, mang quốc tịch Lào, nhưng như một định mệnh, anh Hà Văn Cảnh, ủy viên Tổng hội Việt kiều, Chủ tịch Hội Việt kiều Xieng Khouang làm việc gì cũng gắn bó với Việt Nam.
Năm 1968, khi tham gia bộ đội Pathet Lào, anh được sống gần với các chuyên gia Việt Nam. Đại đội C18 trinh sát của anh có 10 chuyên gia Việt Nam luôn sát cánh giúp đỡ anh và đồng đội với cả tấm lòng.
Năm 1971, anh được về học tại trường Văn hóa Quân đội Lào đóng tại Ngọc Lặc, Thanh Hóa, được các thầy cô Việt Nam dạy dỗ. Sau bốn năm học tại Việt Nam, anh về công tác tại trường Sư phạm Trung ương Lào và cũng được gần các chuyên gia Việt Nam.
Năm 1978, anh lại chuyển về khu căn cứ địa cách mạng Viêng Xay giữ chức phó ban Giáo dục Tư tưởng văn hóa quân đội Lào tại Viêng Xay, đảm nhiệm dịch sách từ tiếng Việt ra tiếng Lào để phát cho học sinh.
Sau khi rời quân ngũ, từ năm 1984 cho đến nay anh gắn bó với công việc của Hội Việt kiều Xieng Khouang.
Với cương vị Chủ tịch, anh động viên giúp đỡ bà con tìm hướng làm ăn để thoát nghèo, trong đó phải kể đến gia đình anh Nguyễn Văn Kháng, quê ở tỉnh Thanh Hóa sang Lào lập nghiệp từ năm 1988 với hai bàn tay trắng, đến nay đã có một xưởng sản xuất giấy “Đọc bun” đang chiếm lĩnh thị trường địa phương và hướng đến xuất khẩu. Anh Cảnh cũng đặc biệt chăm lo việc học chữ Việt cho con em Việt kiều.
Với anh, tình cảm và kỷ niệm sâu đậm nhất là về những người lính tình nguyện Việt Nam nên gần như tất cả các đoàn Cựu chiến binh Việt Nam sang Lào thăm lại chiến trường xưa đều được anh đón tiếp rất nhiệt tình, đồng thời rất chu đáo trong vấn đề di tìm và di dời hài cốt quân tình nguyện Việt Nam. Những lần tham gia tìm được hài cốt đồng đội bao giờ anh cũng làm một mâm cơm, bó hoa để cúng các hương hồn liệt sĩ.
Hiện nay gia đình anh có một cửa hàng lớn chuyên bán các mặt hàng có xuất xứ từ Việt Nam nhằm quảng bá cho thương hiệu Việt. Anh cũng là cầu nối tích cực cho các nhà đầu tư Việt Nam tại Xieng Khouang.
Anh Cảnh sử dụng được năm ngoại ngữ là Lào, Anh, Thái, Trung Quốc, Nga. Trong dịp Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng thăm tỉnh Xieng Khouang, anh là người dịch chính cho cuộc gặp giữa Phó Thủ tướng và Bí thư kiêm Tỉnh trưởng Xieng Khouang Somkot Mangnomek.
Anh tâm sự: là người mang dòng máu Việt, dù ở đâu, làm gì phải nhớ đến cội nguồn, phải làm một việc gì đó có ích cho đất nước, quê hương./.
Năm 1968, khi tham gia bộ đội Pathet Lào, anh được sống gần với các chuyên gia Việt Nam. Đại đội C18 trinh sát của anh có 10 chuyên gia Việt Nam luôn sát cánh giúp đỡ anh và đồng đội với cả tấm lòng.
Năm 1971, anh được về học tại trường Văn hóa Quân đội Lào đóng tại Ngọc Lặc, Thanh Hóa, được các thầy cô Việt Nam dạy dỗ. Sau bốn năm học tại Việt Nam, anh về công tác tại trường Sư phạm Trung ương Lào và cũng được gần các chuyên gia Việt Nam.
Năm 1978, anh lại chuyển về khu căn cứ địa cách mạng Viêng Xay giữ chức phó ban Giáo dục Tư tưởng văn hóa quân đội Lào tại Viêng Xay, đảm nhiệm dịch sách từ tiếng Việt ra tiếng Lào để phát cho học sinh.
Sau khi rời quân ngũ, từ năm 1984 cho đến nay anh gắn bó với công việc của Hội Việt kiều Xieng Khouang.
Với cương vị Chủ tịch, anh động viên giúp đỡ bà con tìm hướng làm ăn để thoát nghèo, trong đó phải kể đến gia đình anh Nguyễn Văn Kháng, quê ở tỉnh Thanh Hóa sang Lào lập nghiệp từ năm 1988 với hai bàn tay trắng, đến nay đã có một xưởng sản xuất giấy “Đọc bun” đang chiếm lĩnh thị trường địa phương và hướng đến xuất khẩu. Anh Cảnh cũng đặc biệt chăm lo việc học chữ Việt cho con em Việt kiều.
Với anh, tình cảm và kỷ niệm sâu đậm nhất là về những người lính tình nguyện Việt Nam nên gần như tất cả các đoàn Cựu chiến binh Việt Nam sang Lào thăm lại chiến trường xưa đều được anh đón tiếp rất nhiệt tình, đồng thời rất chu đáo trong vấn đề di tìm và di dời hài cốt quân tình nguyện Việt Nam. Những lần tham gia tìm được hài cốt đồng đội bao giờ anh cũng làm một mâm cơm, bó hoa để cúng các hương hồn liệt sĩ.
Hiện nay gia đình anh có một cửa hàng lớn chuyên bán các mặt hàng có xuất xứ từ Việt Nam nhằm quảng bá cho thương hiệu Việt. Anh cũng là cầu nối tích cực cho các nhà đầu tư Việt Nam tại Xieng Khouang.
Anh Cảnh sử dụng được năm ngoại ngữ là Lào, Anh, Thái, Trung Quốc, Nga. Trong dịp Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng thăm tỉnh Xieng Khouang, anh là người dịch chính cho cuộc gặp giữa Phó Thủ tướng và Bí thư kiêm Tỉnh trưởng Xieng Khouang Somkot Mangnomek.
Anh tâm sự: là người mang dòng máu Việt, dù ở đâu, làm gì phải nhớ đến cội nguồn, phải làm một việc gì đó có ích cho đất nước, quê hương./.
Hoàng Chương (Vietnam+)