Chính phủ Anh có thể cảm nhận được khó khăn trong việc kiên trì thực hiện chiến lược cắt giảm thâm hụt ngân sách, khi các bộ phải chật vật với kế hoạch cắt giảm chi tiêu tới 40% theo quy định của Bộ Tài chính.
Việc đánh giá các chương trình chi tiêu đang được tiến hành và kết quả sẽ được công bố vào ngày 20/10 tới.
Thủ tướng Anh David Cameron khẳng định việc cắt giảm thâm hụt ngân sách kỷ lục trong thời bình, từ 11% GDP hiện nay xuống gần như bằng không trong vòng 5 năm tới là nhiệm vụ cấp bách nhất đối với Chính phủ liên minh giữa đảng Bảo thủ và đảng Dân chủ tự do.
Trong báo cáo mới đây, Trung tâm Tư pháp xã hội (CSJ) nói rằng các bộ trưởng thực ra đang "mò mẫm" khi thực hiện quy định cắt giảm các chương trình chi tiêu lên tới 40% mà không có sự hướng dẫn rõ ràng về các mục tiêu của bộ mình.
Adrian Bailey, Chủ tịch Ủy ban kinh tế của Quốc hội Anh nói với tờ Financial Times rằng "lúc này, các bộ không có sự hưởng ứng phối hợp cần thiết để thực hiện các mục tiêu kinh tế của chính phủ."
Nhà phân tích Alastair Newton thuộc Nomura nói rằng cuộc thử nghiệm này sẽ hoặc là chính phủ loại bỏ các chương trình ưu tiên ít để đảm bảo nguồn tài chính thích hợp cho các chương trình ưu tiên nhiều, hoặc chỉ đơn giản là cắt giảm tiền từ nhiều chương trình.
Quy mô cắt giảm chi tiêu đợt này đã làm cho hai đợt "thắt lưng buộc bụng" gần đây nhất của Anh, sau gói giải cứu năm 1976 của Quỹ Tiền tệ quốc tế và trong những năm 1980 dưới thời lãnh đạo của cựu Thủ tướng Margret Thatcher, trở nên nhỏ bé.
Anh khởi động đợt cắt giảm trên vào thời điểm tăng trưởng ở một số đối tác thương mại chủ chốt của Anh yếu còn tỷ lệ lãi suất ở mức thấp kỷ lục, hầu như ít có cơ hội để tiếp tục cắt giảm hỗ trợ tăng trưởng.
Một quan ngại khác là việc cắt giảm chi phí ở lĩnh vực này, như việc giãn thợ hoặc cho nghỉ hưu sớm đối với những người làm việc trong khu vực công có thể dẫn đến sự chi tiêu lớn ở các lĩnh vực khác như phúc lợi xã hội.
Russell Jones, người đứng đầu về chiến lược thu nhập cố định toàn cầu tại Westpac, nói rằng Bộ Tài chính Anh dường như đang "chơi khó" khi buộc các bộ phải thực hiện cắt giảm quy mô lớn./.
Việc đánh giá các chương trình chi tiêu đang được tiến hành và kết quả sẽ được công bố vào ngày 20/10 tới.
Thủ tướng Anh David Cameron khẳng định việc cắt giảm thâm hụt ngân sách kỷ lục trong thời bình, từ 11% GDP hiện nay xuống gần như bằng không trong vòng 5 năm tới là nhiệm vụ cấp bách nhất đối với Chính phủ liên minh giữa đảng Bảo thủ và đảng Dân chủ tự do.
Trong báo cáo mới đây, Trung tâm Tư pháp xã hội (CSJ) nói rằng các bộ trưởng thực ra đang "mò mẫm" khi thực hiện quy định cắt giảm các chương trình chi tiêu lên tới 40% mà không có sự hướng dẫn rõ ràng về các mục tiêu của bộ mình.
Adrian Bailey, Chủ tịch Ủy ban kinh tế của Quốc hội Anh nói với tờ Financial Times rằng "lúc này, các bộ không có sự hưởng ứng phối hợp cần thiết để thực hiện các mục tiêu kinh tế của chính phủ."
Nhà phân tích Alastair Newton thuộc Nomura nói rằng cuộc thử nghiệm này sẽ hoặc là chính phủ loại bỏ các chương trình ưu tiên ít để đảm bảo nguồn tài chính thích hợp cho các chương trình ưu tiên nhiều, hoặc chỉ đơn giản là cắt giảm tiền từ nhiều chương trình.
Quy mô cắt giảm chi tiêu đợt này đã làm cho hai đợt "thắt lưng buộc bụng" gần đây nhất của Anh, sau gói giải cứu năm 1976 của Quỹ Tiền tệ quốc tế và trong những năm 1980 dưới thời lãnh đạo của cựu Thủ tướng Margret Thatcher, trở nên nhỏ bé.
Anh khởi động đợt cắt giảm trên vào thời điểm tăng trưởng ở một số đối tác thương mại chủ chốt của Anh yếu còn tỷ lệ lãi suất ở mức thấp kỷ lục, hầu như ít có cơ hội để tiếp tục cắt giảm hỗ trợ tăng trưởng.
Một quan ngại khác là việc cắt giảm chi phí ở lĩnh vực này, như việc giãn thợ hoặc cho nghỉ hưu sớm đối với những người làm việc trong khu vực công có thể dẫn đến sự chi tiêu lớn ở các lĩnh vực khác như phúc lợi xã hội.
Russell Jones, người đứng đầu về chiến lược thu nhập cố định toàn cầu tại Westpac, nói rằng Bộ Tài chính Anh dường như đang "chơi khó" khi buộc các bộ phải thực hiện cắt giảm quy mô lớn./.
Hải Yến (TTXVN/Vietnam+)