Ngày 10/2, Argentina tuyên bố nước này có thông tin Anh đã điều một tàu ngầm trang bị vũ khí hạt nhân tới vùng biển Nam Đại Tây Dương gần quần đảo tranh chấp Malvinas (Anh gọi là Falklands) giữa hai nước.
Ngoại trưởng Argentina Timerman tuyên bố với báo giới tại Liên hợp quốc rằng, ông tới Liên hợp quốc để tố giác Anh "quân sự hóa" quần đảo tranh chấp Malvinas.
Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Argentina khẳng định, nước này có thông tin Anh đã điều một tàu ngầm trang bị vũ khí hạt nhân tới vùng biển Nam Đại Tây Dương gần quần đảo tranh chấp Malvinas giữa hai nước, như một phần trong hoạt động triển khai quân sự của London tại quần đảo này.
Ông Timerman cáo buộc với việc triển khai lần này, Anh đã "tăng gấp 4 lần sức mạnh hải quân ở vùng biển Nam Đại Tây Dương" và sẽ tiếp tục cho đến khi trở thành cường quốc quân sự lớn nhất trong khu vực.
Ngoại trưởng Timerman cũng cho biết, Argentina thông qua các kênh ngoại giao đã yêu cầu Anh nói rõ liệu nước này đã đưa vũ khí hạt nhân tới khu vực Nam Đại Tây Dương hay chưa. Ông cho biết thêm, Buenos Aires chấp nhận đề xuất của Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon làm trung gian hòa giải với Anh trong vụ này.
Đáp lại, Đại sứ Anh tại Liên hợp quốc Mark Lyall Grant tuyên bố, phía Anh không bình luận về hoạt động bố trí các tàu ngầm, vũ khí hạt nhân. Nhà ngoại giao này cũng cảnh báo Argentina rằng, Anh sẽ bảo vệ quần đảo Falkland tới cùng trong trường hợp nổ ra một cuộc đụng độ mới xung quanh quần đảo tranh chấp này.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon ngày 10/2 đã yêu cầu Argentina và Anh hợp tác nhằm tránh mọi sự leo thang căng thẳng có thể liên quan đến vụ tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo mà Argentina gọi là Malvinas, còn Anh gọi là Falkland.
Tuyên bố trên được đưa ra ngay sau cuộc gặp giữa ông Ban Ki-moon với Ngoại trưởng Argentina Hector Timerman tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York, Mỹ.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc tỏ rõ sự quan tâm tới những động thái và cuộc "khẩu chiến" trong thời gian gần đây giữa London và Buenos Aires liên quan đến vụ tranh chấp quần đảo Malvinas/Falkland.
Ông bày tỏ hy vọng chính phủ hai nước sẽ tránh một sự leo thang căng thẳng trong vụ việc này và giải quyết những bất đồng một cách hòa bình và thông qua đối thoại.
Ông Ban Ki-moon tái khẳng định việc sẵn sàng giúp đỡ hòa giải để giải quyết cuộc tranh chấp nếu hai nước đề nghị.
Quần đảo Malvinas/Falkland nằm cách bờ biển Argentina khoảng 650km và cách Anh gần 8.000km, với tổng diện tích khả thi cho khai thác dầu khí lên tới 400.000 km2.
Quần đảo này bị quân đội Anh chiếm từ năm 1833. Năm 1982, Argentina đã tấn công quân đồn trú của Anh và chiếm lại được quần đảo này trong 74 ngày, nhưng sau đó lại bị đánh bại.
Cuộc xung đột vũ trang này đã cướp đi sinh mạng của 649 binh sĩ Argentina và 255 lính Anh. Đến nay, Liên hợp quốc đã ra nhiều nghị quyết yêu cầu hai nước tìm biện pháp giải quyết hòa bình tranh chấp, tuy nhiên London cho rằng không tồn tại tranh chấp về chủ quyền tại vùng lãnh thổ này./.
Ngoại trưởng Argentina Timerman tuyên bố với báo giới tại Liên hợp quốc rằng, ông tới Liên hợp quốc để tố giác Anh "quân sự hóa" quần đảo tranh chấp Malvinas.
Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Argentina khẳng định, nước này có thông tin Anh đã điều một tàu ngầm trang bị vũ khí hạt nhân tới vùng biển Nam Đại Tây Dương gần quần đảo tranh chấp Malvinas giữa hai nước, như một phần trong hoạt động triển khai quân sự của London tại quần đảo này.
Ông Timerman cáo buộc với việc triển khai lần này, Anh đã "tăng gấp 4 lần sức mạnh hải quân ở vùng biển Nam Đại Tây Dương" và sẽ tiếp tục cho đến khi trở thành cường quốc quân sự lớn nhất trong khu vực.
Ngoại trưởng Timerman cũng cho biết, Argentina thông qua các kênh ngoại giao đã yêu cầu Anh nói rõ liệu nước này đã đưa vũ khí hạt nhân tới khu vực Nam Đại Tây Dương hay chưa. Ông cho biết thêm, Buenos Aires chấp nhận đề xuất của Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon làm trung gian hòa giải với Anh trong vụ này.
Đáp lại, Đại sứ Anh tại Liên hợp quốc Mark Lyall Grant tuyên bố, phía Anh không bình luận về hoạt động bố trí các tàu ngầm, vũ khí hạt nhân. Nhà ngoại giao này cũng cảnh báo Argentina rằng, Anh sẽ bảo vệ quần đảo Falkland tới cùng trong trường hợp nổ ra một cuộc đụng độ mới xung quanh quần đảo tranh chấp này.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon ngày 10/2 đã yêu cầu Argentina và Anh hợp tác nhằm tránh mọi sự leo thang căng thẳng có thể liên quan đến vụ tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo mà Argentina gọi là Malvinas, còn Anh gọi là Falkland.
Tuyên bố trên được đưa ra ngay sau cuộc gặp giữa ông Ban Ki-moon với Ngoại trưởng Argentina Hector Timerman tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York, Mỹ.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc tỏ rõ sự quan tâm tới những động thái và cuộc "khẩu chiến" trong thời gian gần đây giữa London và Buenos Aires liên quan đến vụ tranh chấp quần đảo Malvinas/Falkland.
Ông bày tỏ hy vọng chính phủ hai nước sẽ tránh một sự leo thang căng thẳng trong vụ việc này và giải quyết những bất đồng một cách hòa bình và thông qua đối thoại.
Ông Ban Ki-moon tái khẳng định việc sẵn sàng giúp đỡ hòa giải để giải quyết cuộc tranh chấp nếu hai nước đề nghị.
Quần đảo Malvinas/Falkland nằm cách bờ biển Argentina khoảng 650km và cách Anh gần 8.000km, với tổng diện tích khả thi cho khai thác dầu khí lên tới 400.000 km2.
Quần đảo này bị quân đội Anh chiếm từ năm 1833. Năm 1982, Argentina đã tấn công quân đồn trú của Anh và chiếm lại được quần đảo này trong 74 ngày, nhưng sau đó lại bị đánh bại.
Cuộc xung đột vũ trang này đã cướp đi sinh mạng của 649 binh sĩ Argentina và 255 lính Anh. Đến nay, Liên hợp quốc đã ra nhiều nghị quyết yêu cầu hai nước tìm biện pháp giải quyết hòa bình tranh chấp, tuy nhiên London cho rằng không tồn tại tranh chấp về chủ quyền tại vùng lãnh thổ này./.
(TTXVN/Vietnam+)