Anh quyết tâm mở rộng tầm ảnh hưởng của nước này ra ngoài khu vực châu Âu, vươn rộng ra toàn cầu, đặc biệt hướng tới các cường quốc mới nổi.
Tân Ngoại trưởng Anh William Hague đã khẳng định như vậy trong bài diễn văn chủ chốt đầu tiên kể từ khi nhậm chức tháng Năm vừa qua về chính sách đối ngoại của Chính phủ mới.
Phát biểu trước các nhà ngoại giao và báo giới tại trụ sở Bộ Ngoại giao Anh ở thủ đô London của nước này, ông William Hague cho rằng Anh cần thiết lập một tầm với và ảnh hưởng lớn hơn trên toàn cầu nếu không muốn vị thế của mình suy giảm trong một thế giới đang thay đổi mạnh mẽ như ngày nay.
Để thực hiện các chính sách đối ngoại của mình, Anh cần phải hành động rõ ràng, tập trung và hiệu quả hơn.
Về các mối quan hệ quốc tế, ông Hague khẳng định mối quan hệ Anh-Mỹ là “không thể phá vỡ” và sẽ tiếp tục là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Anh. Tuy nhiên, sẽ không tái diễn tình trạng các quyết định của Anh đều phải tính đến ảnh hưởng đối với Mỹ, châu Âu và Trung Đông.
Ngoài ra, Anh cũng sẽ tăng cường quan hệ với các cường quốc kinh tế mới nổi ở châu Á, Trung Đông, châu Phi, Mỹ Latinh và Đông Nam Á. Những nước được Ngoại trưởng Hague nêu đích danh là mục tiêu ưu tiên thiết lập quan hệ có Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Các Tiểu Vương quốc Arập Thống nhất (UAE), Nhật Bản, Trung Quốc, Nam Phi.
Ông thông báo London đã thành lập "lực lượng đặc nhiệm" chung phối hợp với UAE để thúc đẩy các mối quan hệ giữa hai bên. Kế hoạch này nằm trong các nỗ lực của Anh nhằm nâng tầm các mối quan hệ với vùng Vịnh.
Ông Hague không tiết lộ cơ cấu và nhiệm vụ của "lực lượng đặc nhiệm", song một quan chức Anh giấu tên tiết lộ lực lượng này có thể bao gồm các quan chức cấp cao của cả hai phía.
Ngoại trưởng Hague cũng cho biết Thủ tướng Anh David Cameron đang xem xét một sáng kiến tương tự với Ấn Độ trong chuyến thăm sắp tới đến quốc gia Nam Á này, dự kiến trong tháng 7/2010.
Theo Ngoại trưởng Hague, vị thế toàn cầu của Anh đã suy yếu sau 13 năm dưới sự lãnh đạo của Công đảng. Mặc dù chiếm 12% tổng dân số châu Âu, song số nhân viên của Anh tại các cơ quan của Liên minh châu Âu (EU) chỉ chiếm 1,8%.
Vì vậy, Anh cần củng cố vị thế ở châu Âu bằng cách đưa thêm nhiều công dân của mình vào các ghế lãnh đạo chủ chốt trong các tổ chức của EU.
Ông cũng thừa nhận quan hệ của Anh với các cường quốc mới nổi trong những năm qua mang tính thụ động và chắp vá, khiến một số nước phàn nàn rằng các bộ trưởng Anh chỉ tìm đến họ mỗi khi gặp sự vụ hoặc cần có thêm tiếng nói trọng lượng./.
Tân Ngoại trưởng Anh William Hague đã khẳng định như vậy trong bài diễn văn chủ chốt đầu tiên kể từ khi nhậm chức tháng Năm vừa qua về chính sách đối ngoại của Chính phủ mới.
Phát biểu trước các nhà ngoại giao và báo giới tại trụ sở Bộ Ngoại giao Anh ở thủ đô London của nước này, ông William Hague cho rằng Anh cần thiết lập một tầm với và ảnh hưởng lớn hơn trên toàn cầu nếu không muốn vị thế của mình suy giảm trong một thế giới đang thay đổi mạnh mẽ như ngày nay.
Để thực hiện các chính sách đối ngoại của mình, Anh cần phải hành động rõ ràng, tập trung và hiệu quả hơn.
Về các mối quan hệ quốc tế, ông Hague khẳng định mối quan hệ Anh-Mỹ là “không thể phá vỡ” và sẽ tiếp tục là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Anh. Tuy nhiên, sẽ không tái diễn tình trạng các quyết định của Anh đều phải tính đến ảnh hưởng đối với Mỹ, châu Âu và Trung Đông.
Ngoài ra, Anh cũng sẽ tăng cường quan hệ với các cường quốc kinh tế mới nổi ở châu Á, Trung Đông, châu Phi, Mỹ Latinh và Đông Nam Á. Những nước được Ngoại trưởng Hague nêu đích danh là mục tiêu ưu tiên thiết lập quan hệ có Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Các Tiểu Vương quốc Arập Thống nhất (UAE), Nhật Bản, Trung Quốc, Nam Phi.
Ông thông báo London đã thành lập "lực lượng đặc nhiệm" chung phối hợp với UAE để thúc đẩy các mối quan hệ giữa hai bên. Kế hoạch này nằm trong các nỗ lực của Anh nhằm nâng tầm các mối quan hệ với vùng Vịnh.
Ông Hague không tiết lộ cơ cấu và nhiệm vụ của "lực lượng đặc nhiệm", song một quan chức Anh giấu tên tiết lộ lực lượng này có thể bao gồm các quan chức cấp cao của cả hai phía.
Ngoại trưởng Hague cũng cho biết Thủ tướng Anh David Cameron đang xem xét một sáng kiến tương tự với Ấn Độ trong chuyến thăm sắp tới đến quốc gia Nam Á này, dự kiến trong tháng 7/2010.
Theo Ngoại trưởng Hague, vị thế toàn cầu của Anh đã suy yếu sau 13 năm dưới sự lãnh đạo của Công đảng. Mặc dù chiếm 12% tổng dân số châu Âu, song số nhân viên của Anh tại các cơ quan của Liên minh châu Âu (EU) chỉ chiếm 1,8%.
Vì vậy, Anh cần củng cố vị thế ở châu Âu bằng cách đưa thêm nhiều công dân của mình vào các ghế lãnh đạo chủ chốt trong các tổ chức của EU.
Ông cũng thừa nhận quan hệ của Anh với các cường quốc mới nổi trong những năm qua mang tính thụ động và chắp vá, khiến một số nước phàn nàn rằng các bộ trưởng Anh chỉ tìm đến họ mỗi khi gặp sự vụ hoặc cần có thêm tiếng nói trọng lượng./.
(TTXVN/Vietnam+)