Kết quả một cuộc khảo sát do Hiệp hội phi công hàng không Anh (BALPA) thực hiện không khỏi khiến những người hay phải đi lại bằng đường hàng không… toát mồ hôi.
Theo kết quả này, cứ ba phi công thì có một người thừa nhận từng tỉnh giấc giữa không trung và thấy đồng nghiệp của mình cũng đang ngủ ngon lành, đồng thời có tới một nửa số phi công được hỏi đã thừa nhận họ từng ngủ gật trong buồng lái.
Phóng viên TTXVN tại London ngày 28/9 cho biết cuộc khảo sát được thực hiện sau khi có hai phi công thú nhận với Cơ quan hàng không dân dụng Anh (CAA) rằng họ đã ngủ cùng lúc trên buồng lái trong một hành trình dài bay về Anh.
Tường trình của cơ trưởng điều khiển chiếc Airbus A330 325 chỗ này xác nhận anh và cơ phó đã thỏa thuận sẽ thay nhau chợp mắt khoảng 20 phút trong một chuyến bay hôm 13/8. Tuy nhiên, chưa đầy hai giờ sau khi cất cánh, cả hai đều đã ngủ sau khi để chế độ bay tự động, có nghĩa là máy bay sẽ không có người điều khiển nếu trường hợp khẩn cấp xảy ra.
Tên của hai phi công này cùng hãng hàng không mà họ đang làm việc được giữ bí mật để khuyến khích các phi công khác có hành động trình báo trung thực. Theo CAA, cả hai phi công nói trên đều có triệu chứng mệt mỏi trầm trọng do thiếu ngủ.
Sau vụ trình báo trên đây, BALPA đã tiến hành cuộc khảo sát đối với 500 phi công hàng không dân dụng và kết quả là 43% số người tham gia trả lời xác nhận rằng họ bị mệt mỏi làm ảnh hưởng đến công việc ít nhất một lần một tháng, đồng thời 84% số ý kiến khẳng định họ từng bị mệt mỏi trong sáu tháng qua.
Cuộc khảo sát nói trên được thực hiện ngay trước khi Nghị viện châu Âu bỏ phiếu về số giờ bay trong Liên minh châu Âu (EU). Ông Jim McAuslan, Tổng Thư ký BALPA, cảnh báo rằng nếu EU không hạ thấp mức trần về số giờ bay liên tục thì tiêu chuẩn an toàn bay sẽ bị đe dọa.
BALPA khẳng định nếu phi công phải bay liên tục 22 giờ không ngủ thì họ sẽ bị mệt mỏi giống với trường hợp phải uống gấp bốn lần lượng rượu cho phép trong một chuyến bay./.
Theo kết quả này, cứ ba phi công thì có một người thừa nhận từng tỉnh giấc giữa không trung và thấy đồng nghiệp của mình cũng đang ngủ ngon lành, đồng thời có tới một nửa số phi công được hỏi đã thừa nhận họ từng ngủ gật trong buồng lái.
Phóng viên TTXVN tại London ngày 28/9 cho biết cuộc khảo sát được thực hiện sau khi có hai phi công thú nhận với Cơ quan hàng không dân dụng Anh (CAA) rằng họ đã ngủ cùng lúc trên buồng lái trong một hành trình dài bay về Anh.
Tường trình của cơ trưởng điều khiển chiếc Airbus A330 325 chỗ này xác nhận anh và cơ phó đã thỏa thuận sẽ thay nhau chợp mắt khoảng 20 phút trong một chuyến bay hôm 13/8. Tuy nhiên, chưa đầy hai giờ sau khi cất cánh, cả hai đều đã ngủ sau khi để chế độ bay tự động, có nghĩa là máy bay sẽ không có người điều khiển nếu trường hợp khẩn cấp xảy ra.
Tên của hai phi công này cùng hãng hàng không mà họ đang làm việc được giữ bí mật để khuyến khích các phi công khác có hành động trình báo trung thực. Theo CAA, cả hai phi công nói trên đều có triệu chứng mệt mỏi trầm trọng do thiếu ngủ.
Sau vụ trình báo trên đây, BALPA đã tiến hành cuộc khảo sát đối với 500 phi công hàng không dân dụng và kết quả là 43% số người tham gia trả lời xác nhận rằng họ bị mệt mỏi làm ảnh hưởng đến công việc ít nhất một lần một tháng, đồng thời 84% số ý kiến khẳng định họ từng bị mệt mỏi trong sáu tháng qua.
Cuộc khảo sát nói trên được thực hiện ngay trước khi Nghị viện châu Âu bỏ phiếu về số giờ bay trong Liên minh châu Âu (EU). Ông Jim McAuslan, Tổng Thư ký BALPA, cảnh báo rằng nếu EU không hạ thấp mức trần về số giờ bay liên tục thì tiêu chuẩn an toàn bay sẽ bị đe dọa.
BALPA khẳng định nếu phi công phải bay liên tục 22 giờ không ngủ thì họ sẽ bị mệt mỏi giống với trường hợp phải uống gấp bốn lần lượng rượu cho phép trong một chuyến bay./.
(TTXVN)