Chính phủ liên minh Anh đang xem xét lại kế hoạch thắt chặt chính sách nhập cư mà đảng Bảo thủ đã đề ra trong cương lĩnh tranh cử vì lo ngại rằng việc quy định mức trần nhập cư sẽ có những tác động tiêu cực tới nền kinh tế.
Bộ trưởng Nội vụ Anh Theresa May sẽ bàn thảo với các doanh nghiệp và lãnh đạo các trường đại học về chính sách này vào tuần tới.
Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đã từng cảnh báo rằng việc đưa ra một trần nhập cư sẽ khiến tính cạnh tranh của các doanh nghiệp giảm và bày tỏ hy vọng chính phủ liên minh sẽ thay đổi quan điểm này.
Trong nội các, nhiều bộ trưởng cũng bày tỏ quan ngại về chính sách này. Bộ trưởng Giáo dục Michael Gove và Bộ trưởng phụ trách các trường đại học David Willetts cảnh báo rằng việc đưa ra một trần nhập cư cứng nhắc sẽ không có lợi đối với Khu Tài chính London.
Thứ trưởng phụ trách về nhập cư Damian Green tuần qua nhắc lại cam kết của đảng Bảo thủ sẽ giảm số lượng người nhập cư từ vài trăm nghìn người hiện nay xuống vài chục nghìn đồng thời cam kết sẽ đưa ra một loạt giải pháp, trong đó có việc giới hạn cấp giấy phép lao động tại Anh.
Tuy nhiên, căng thẳng đã nổi lên trong hội nghị hồi tuần trước do Phó Thủ tướng Nick Clegg chủ trì. Khi đó, ông Gove và Willetts cảnh báo rằng việc đưa ra một trần nhập cư sẽ làm tổn thương Khu Tài chính London và làm nhụt chí các nhà lãnh đạo doanh nghiệp nước ngoài.
Văn phòng Trách nhiệm Ngân sách (OBR) dự báo rằng tăng trưởng của Anh sẽ giảm từ 2,25% xuống 2,0% sau năm 2014, một phần bởi số người nhập cư kinh tế vào Anh giảm.
Viện Nhân sự và Phát triển (CIPD) trước đó cũng cảnh báo rằng việc đưa ra trần nhập cư sẽ khiến các chủ doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong việc tuyển dụng người tài.
Những quan ngại trong nội bộ đảng Bảo thủ về việc thắt chặt chính sách nhập cư trái ngược với quan điểm của đảng Dân chủ Tự do, dù đảng này đã nhất trí với chính sách của Bảo thủ trong thoả hiệp liên minh, làm nổi lên triển vọng về việc thay thế trần nhập cư cứng nhăc bằng một hệ thống kiểm soát nhập cư linh hoạt hơn, có thể vẫn giống như hệ thống cấp thị thực trên cơ sở tính điểm mà Công đảng đã đưa ra.
Hệ thống này cũng đã giúp giảm số người nhập cư vào Anh trong giai đoạn từ tháng 9/2008-9/2009 xuống còn 142.000 người, so với con số 160.000 người của 12 tháng trước đó./.
Bộ trưởng Nội vụ Anh Theresa May sẽ bàn thảo với các doanh nghiệp và lãnh đạo các trường đại học về chính sách này vào tuần tới.
Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đã từng cảnh báo rằng việc đưa ra một trần nhập cư sẽ khiến tính cạnh tranh của các doanh nghiệp giảm và bày tỏ hy vọng chính phủ liên minh sẽ thay đổi quan điểm này.
Trong nội các, nhiều bộ trưởng cũng bày tỏ quan ngại về chính sách này. Bộ trưởng Giáo dục Michael Gove và Bộ trưởng phụ trách các trường đại học David Willetts cảnh báo rằng việc đưa ra một trần nhập cư cứng nhắc sẽ không có lợi đối với Khu Tài chính London.
Thứ trưởng phụ trách về nhập cư Damian Green tuần qua nhắc lại cam kết của đảng Bảo thủ sẽ giảm số lượng người nhập cư từ vài trăm nghìn người hiện nay xuống vài chục nghìn đồng thời cam kết sẽ đưa ra một loạt giải pháp, trong đó có việc giới hạn cấp giấy phép lao động tại Anh.
Tuy nhiên, căng thẳng đã nổi lên trong hội nghị hồi tuần trước do Phó Thủ tướng Nick Clegg chủ trì. Khi đó, ông Gove và Willetts cảnh báo rằng việc đưa ra một trần nhập cư sẽ làm tổn thương Khu Tài chính London và làm nhụt chí các nhà lãnh đạo doanh nghiệp nước ngoài.
Văn phòng Trách nhiệm Ngân sách (OBR) dự báo rằng tăng trưởng của Anh sẽ giảm từ 2,25% xuống 2,0% sau năm 2014, một phần bởi số người nhập cư kinh tế vào Anh giảm.
Viện Nhân sự và Phát triển (CIPD) trước đó cũng cảnh báo rằng việc đưa ra trần nhập cư sẽ khiến các chủ doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong việc tuyển dụng người tài.
Những quan ngại trong nội bộ đảng Bảo thủ về việc thắt chặt chính sách nhập cư trái ngược với quan điểm của đảng Dân chủ Tự do, dù đảng này đã nhất trí với chính sách của Bảo thủ trong thoả hiệp liên minh, làm nổi lên triển vọng về việc thay thế trần nhập cư cứng nhăc bằng một hệ thống kiểm soát nhập cư linh hoạt hơn, có thể vẫn giống như hệ thống cấp thị thực trên cơ sở tính điểm mà Công đảng đã đưa ra.
Hệ thống này cũng đã giúp giảm số người nhập cư vào Anh trong giai đoạn từ tháng 9/2008-9/2009 xuống còn 142.000 người, so với con số 160.000 người của 12 tháng trước đó./.
(TTXVN/Vietnam+)