Theo một kết quả nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Diabetes Care, Anh, số ra tháng Tám, thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp thay đổi hội chứng chuyển hóa-hội chứng bao gồm một loạt các yếu tố nguy cơ như bệnh tim, đột quỵ hay tiểu đường tuýp 2.
Tiến sỹ Tasnime N. Akbaraly và các đồng nghiệp tại Đại học London đã tiến hành nghiên cứu đối với 339 người bị hội chứng chuyển hóa để xem liệu việc thực hiện chỉ số ăn uống lành mạnh thay đổi (AHEI) có làm thay đổi hội chứng này không. Khoảng 1/4 những người tham gia thí nghiệm là phụ nữ và độ tuội trung bình là 56.
Chỉ số AHEI, là một bộ hướng dẫn về dinh dưỡng do Trường Y tại Đại học Harvard công bố bào năm 2002, khuyên nên ăn ngũ cốc nguyên chất hơn là ngũ cốc tinh chế, ăn nhiều thịt trắng hơn thịt màu đỏ hay nên ăn nhiều hoa quả, rau xanh và các loại đậu.
Sau năm năm theo dõi, kết quả cho thấy gần một nửa trong tổng số người tham gia nghiên cứu không còn hội chứng chuyển hóa. Những người thực hiện chặt chẽ chế độ ăn theo chỉ số AHEI có tỷ lệ đảo ngược hội chứng chuyển hóa cao gần gấp hai lần.
Hội chứng chuyển hoá bao gồm các yếu tố nguy cơ rối loạn chuyển hóa như sau béo bụng; rối loạn chất béo trong máu tạo mảng bám; huyết áp tăng cao; đề kháng insulin hay rối loạn dung nạp glucose hay trạng thái pro-thrombotic.
Bệnh nhân rối loạn chuyển hóa có nguy cơ cao mắc bệnh động mạch vành hay các bệnh khác có liên quan đến tạo mảng bám trong lòng động mạch và bệnh tiểu đường loại 2. Rối loạn chuyển hóa đang trên đà trở nên phổ biến tại Hoa Kỳ. Ước tính có trên 50 triệu người Mỹ mắc bệnh.
Để điều trị cả nguy cơ ngắn và dài hạn, thay đổi lối sống là điều quan trọng hàng đầu để giảm các nguy cơ rối loạn chuyển hóa. Can thiệp vào lối sống bao gồm giảm cân để đạt cân nặng lý tưởng; tăng hoạt động thể chất (ít nhất 30 phút ở cường độ hoạt động trung bình trong hầu hết các ngày trong tuần) hay tập thói quen ăn uống lành mạnh./.
Tiến sỹ Tasnime N. Akbaraly và các đồng nghiệp tại Đại học London đã tiến hành nghiên cứu đối với 339 người bị hội chứng chuyển hóa để xem liệu việc thực hiện chỉ số ăn uống lành mạnh thay đổi (AHEI) có làm thay đổi hội chứng này không. Khoảng 1/4 những người tham gia thí nghiệm là phụ nữ và độ tuội trung bình là 56.
Chỉ số AHEI, là một bộ hướng dẫn về dinh dưỡng do Trường Y tại Đại học Harvard công bố bào năm 2002, khuyên nên ăn ngũ cốc nguyên chất hơn là ngũ cốc tinh chế, ăn nhiều thịt trắng hơn thịt màu đỏ hay nên ăn nhiều hoa quả, rau xanh và các loại đậu.
Sau năm năm theo dõi, kết quả cho thấy gần một nửa trong tổng số người tham gia nghiên cứu không còn hội chứng chuyển hóa. Những người thực hiện chặt chẽ chế độ ăn theo chỉ số AHEI có tỷ lệ đảo ngược hội chứng chuyển hóa cao gần gấp hai lần.
Hội chứng chuyển hoá bao gồm các yếu tố nguy cơ rối loạn chuyển hóa như sau béo bụng; rối loạn chất béo trong máu tạo mảng bám; huyết áp tăng cao; đề kháng insulin hay rối loạn dung nạp glucose hay trạng thái pro-thrombotic.
Bệnh nhân rối loạn chuyển hóa có nguy cơ cao mắc bệnh động mạch vành hay các bệnh khác có liên quan đến tạo mảng bám trong lòng động mạch và bệnh tiểu đường loại 2. Rối loạn chuyển hóa đang trên đà trở nên phổ biến tại Hoa Kỳ. Ước tính có trên 50 triệu người Mỹ mắc bệnh.
Để điều trị cả nguy cơ ngắn và dài hạn, thay đổi lối sống là điều quan trọng hàng đầu để giảm các nguy cơ rối loạn chuyển hóa. Can thiệp vào lối sống bao gồm giảm cân để đạt cân nặng lý tưởng; tăng hoạt động thể chất (ít nhất 30 phút ở cường độ hoạt động trung bình trong hầu hết các ngày trong tuần) hay tập thói quen ăn uống lành mạnh./.
Khắc Hiếu (Vietnam+)