Sau 1 năm thực hiện, chương trình khuyến mãi du lịch “Ấn tượng Việt Nam” đã thu hút gần 250 doanh nghiệp với trên 300 tour du lịch khuyến mại tham gia.
Đó là con số được đưa ra tại Hội nghị tổng kết chương trình “Ấn tượng Việt Nam” năm 2009 do Tổng cục Du lịch vừa tổ chức.
Du lịch "nở hoa" trong gian khó
Do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu từ cuối năm 2008, cộng thêm những khó khăn do thiên tai, dịch cúm A/H1N1… nên năm 2009, du lịch toàn cầu bị ảnh hưởng. Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn do lượng khách quốc tế sụt giảm nghiêm trọng.
Để đối phó với những khó khăn, Tổng cục Du lịch đã đưa ra "Chương trình hành động" nhằm tăng cường thu hút khách quốc tế và đẩy mạnh phát triển du lịch nội địa. Ngày 5/1/2009, “Chương trình hành động” của ngành du lịch đã được phát động. Lần đầu tiên đưa ra một chương trình nhằm tăng cường thu hút khách quốc tế và ngành du lịch Việt Nam đã thành công với những kết quả khả quan.
Chương trình đã thu hút 120 khách sạn từ 1-5 sao, 101 doanh nghiệp lữ hành, 14 cửa hàng mua sắm, hãng hàng không Việt Nam và 2 doanh nghiệp vận chuyển đăng ký tham gia. Hơn 300 tour du lịch khuyến mại đã được công bố. Hầu hết, các doanh nghiệp du lịch đã tham gia chiến dịch khuyến mại với các hoạt động cụ thể như giảm giá, khuyến mại dịch vụ… Hàng không Việt Nam cũng đã có chương trình giảm tới 60% giá vé máy bay nội địa trên một số tuyến bay.
Từ tháng 3-10/2009, thị trường du lịch nội địa luôn sôi động bất chấp những khó khăn của kinh tế. Việc các doanh nghiệp lữ hành, khách sạn, khu điểm du lịch và hãng hàng không bắt tay nhau đã khiến cho giá tour nội địa giảm, và lượng khách đi du lịch nội địa tăng 20%. Nhờ vậy mà lượng khách du lịch nội địa năm 2009 đạt 25 triệu lượt, tăng 20% so với năm 2008.
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Mạnh Cường nhấn mạnh, với sự hưởng ứng của toàn ngành du lịch, đặc biệt là các doanh nghiệp du lịch, chương trình “Ấn tượng Việt Nam” đã được triển khai mạnh mẽ và rộng khắp trên toàn quốc, nhanh chóng ngăn chặn đà suy giảm, khôi phục tốc độ tăng trưởng khách quốc tế đến Việt Nam, đặc biệt là thúc đẩy mạnh du lịch nội địa. Nhờ đó, tổng thu nhập của ngành du lịch trong năm 2009 đạt khoảng 70.000 tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2008.
Bên cạnh đó, Tổng cục Du lịch đã chủ động kiến nghị với các bộ, ngành tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động kinh doanh du lịch như giảm 50% thuế VAT và giãn thuế thu nhập cho các doanh nghiệp du lịch; miễn lệ phí visa cho khách quốc tế vào Việt Nam theo các công ty lữ hành tham gia chương trình “Ấn tượng Việt Nam”; đề xuất cho phép các khách sạn từ 4 sao trở lên được phục vụ một số dịch vụ giải trí đến 2 giờ sáng…
Vẫn tiếp tục phải nỗ lực
Tuy nhiên, do lần đầu tiên phát động một chương trình khuyến mại du lịch trên quy mô quốc gia nên một số địa phương và một bộ phận không nhỏ doanh nghiệp do không hiểu thực sự về chương trình đã e ngại tham gia và không tích cực triển khai. Hơn nữa, các thành phần kinh tế tham gia chương trình chưa đầy đủ, chưa nhiều, như các doanh nghiệp lữ hành, khách sạn liên doanh nước ngoài ít tham gia trong khi họ đón lượng khách khá lớn.
Các doanh nghiệp lữ hành thì gặp rất nhiều khó khăn trong việc vận động các đơn vị vận chuyển giảm giá. Với các khuyến mại hút khách "ngoại", hiếm khi đặt được chỗ với giá vé giảm như đã cam kết. Hàng không Việt Nam cũng không giảm giá riêng chặng nội địa cho khách quốc tế. Nhiều khách sạn 3 sao trở lên sợ hạ giá sẽ làm giảm thương hiệu. Các nhà cung ứng khác như nhà hàng, xe, thuyền, tàu du lịch... đều không giảm hoặc giảm rất ít.
Nguồn kinh phí cho triển khai chương trình Ấn tượng Việt Nam gần như không có. Đây cũng là lý do chưa triển khai được đồng bộ và toàn diện chương trình này ở tất cả các vùng trên cả nước.
Tổng kết lại chương trình Ấn tượng Việt Nam 2009, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Mạnh Cường nhận xét, có 5 bài học kinh nghiệm được rút ra. Đó là khả năng dự báo và ứng phó kịp thời, hiệu quả trước những khó khăn, thách thức nghiêm trọng nảy sinh, ảnh hưởng đến hoạt động du lịch; sự chỉ đạo kịp thời của Chính phủ, cơ quan quản lý; bước đầu tạo liên kết chặt chẽ hơn giữa các địa phương với doanh nghiệp du lịch cũng như giữa các doanh nghiệp du lịch và nhà cung ứng dịch vụ; sự ủng hộ của giới truyền thông và công tác kiểm tra giám sát thường xuyên nên đã kịp thời tháo gỡ được những khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai cũng như đề xuất bổ sung các chính sách mới góp phần triển khai thành công chương trình.
Hiện tại, khi chương trình “Ấn tượng Việt Nam” kết thúc, các doanh nghiệp còn đang băn khoăn vì chưa biết việc thu hút khách năm nay sẽ như thế nào, bởi hàng không sẽ tăng giá vé máy bay, mức giá giảm như năm ngoái không còn, các khách sạn đang rục rịch tăng giá do giá điện, nước tăng... và khi đó, giá tour sẽ tăng cao.
Mặc dù Tổng cục Du lịch khẳng định sẽ tiếp tục triển khai các chương trình khuyến mãi trên quy mô toàn quốc vào thời điểm thích hợp nhằm ứng phó với những khó khăn, thách thức trong năm 2010. Song đến giờ, vẫn chưa có thông tin nào về các chương trình đặc biệt nhằm hút khách du lịch nội địa năm 2010 được đưa ra./.
Đó là con số được đưa ra tại Hội nghị tổng kết chương trình “Ấn tượng Việt Nam” năm 2009 do Tổng cục Du lịch vừa tổ chức.
Du lịch "nở hoa" trong gian khó
Do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu từ cuối năm 2008, cộng thêm những khó khăn do thiên tai, dịch cúm A/H1N1… nên năm 2009, du lịch toàn cầu bị ảnh hưởng. Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn do lượng khách quốc tế sụt giảm nghiêm trọng.
Để đối phó với những khó khăn, Tổng cục Du lịch đã đưa ra "Chương trình hành động" nhằm tăng cường thu hút khách quốc tế và đẩy mạnh phát triển du lịch nội địa. Ngày 5/1/2009, “Chương trình hành động” của ngành du lịch đã được phát động. Lần đầu tiên đưa ra một chương trình nhằm tăng cường thu hút khách quốc tế và ngành du lịch Việt Nam đã thành công với những kết quả khả quan.
Chương trình đã thu hút 120 khách sạn từ 1-5 sao, 101 doanh nghiệp lữ hành, 14 cửa hàng mua sắm, hãng hàng không Việt Nam và 2 doanh nghiệp vận chuyển đăng ký tham gia. Hơn 300 tour du lịch khuyến mại đã được công bố. Hầu hết, các doanh nghiệp du lịch đã tham gia chiến dịch khuyến mại với các hoạt động cụ thể như giảm giá, khuyến mại dịch vụ… Hàng không Việt Nam cũng đã có chương trình giảm tới 60% giá vé máy bay nội địa trên một số tuyến bay.
Từ tháng 3-10/2009, thị trường du lịch nội địa luôn sôi động bất chấp những khó khăn của kinh tế. Việc các doanh nghiệp lữ hành, khách sạn, khu điểm du lịch và hãng hàng không bắt tay nhau đã khiến cho giá tour nội địa giảm, và lượng khách đi du lịch nội địa tăng 20%. Nhờ vậy mà lượng khách du lịch nội địa năm 2009 đạt 25 triệu lượt, tăng 20% so với năm 2008.
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Mạnh Cường nhấn mạnh, với sự hưởng ứng của toàn ngành du lịch, đặc biệt là các doanh nghiệp du lịch, chương trình “Ấn tượng Việt Nam” đã được triển khai mạnh mẽ và rộng khắp trên toàn quốc, nhanh chóng ngăn chặn đà suy giảm, khôi phục tốc độ tăng trưởng khách quốc tế đến Việt Nam, đặc biệt là thúc đẩy mạnh du lịch nội địa. Nhờ đó, tổng thu nhập của ngành du lịch trong năm 2009 đạt khoảng 70.000 tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2008.
Bên cạnh đó, Tổng cục Du lịch đã chủ động kiến nghị với các bộ, ngành tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động kinh doanh du lịch như giảm 50% thuế VAT và giãn thuế thu nhập cho các doanh nghiệp du lịch; miễn lệ phí visa cho khách quốc tế vào Việt Nam theo các công ty lữ hành tham gia chương trình “Ấn tượng Việt Nam”; đề xuất cho phép các khách sạn từ 4 sao trở lên được phục vụ một số dịch vụ giải trí đến 2 giờ sáng…
Vẫn tiếp tục phải nỗ lực
Tuy nhiên, do lần đầu tiên phát động một chương trình khuyến mại du lịch trên quy mô quốc gia nên một số địa phương và một bộ phận không nhỏ doanh nghiệp do không hiểu thực sự về chương trình đã e ngại tham gia và không tích cực triển khai. Hơn nữa, các thành phần kinh tế tham gia chương trình chưa đầy đủ, chưa nhiều, như các doanh nghiệp lữ hành, khách sạn liên doanh nước ngoài ít tham gia trong khi họ đón lượng khách khá lớn.
Các doanh nghiệp lữ hành thì gặp rất nhiều khó khăn trong việc vận động các đơn vị vận chuyển giảm giá. Với các khuyến mại hút khách "ngoại", hiếm khi đặt được chỗ với giá vé giảm như đã cam kết. Hàng không Việt Nam cũng không giảm giá riêng chặng nội địa cho khách quốc tế. Nhiều khách sạn 3 sao trở lên sợ hạ giá sẽ làm giảm thương hiệu. Các nhà cung ứng khác như nhà hàng, xe, thuyền, tàu du lịch... đều không giảm hoặc giảm rất ít.
Nguồn kinh phí cho triển khai chương trình Ấn tượng Việt Nam gần như không có. Đây cũng là lý do chưa triển khai được đồng bộ và toàn diện chương trình này ở tất cả các vùng trên cả nước.
Tổng kết lại chương trình Ấn tượng Việt Nam 2009, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Mạnh Cường nhận xét, có 5 bài học kinh nghiệm được rút ra. Đó là khả năng dự báo và ứng phó kịp thời, hiệu quả trước những khó khăn, thách thức nghiêm trọng nảy sinh, ảnh hưởng đến hoạt động du lịch; sự chỉ đạo kịp thời của Chính phủ, cơ quan quản lý; bước đầu tạo liên kết chặt chẽ hơn giữa các địa phương với doanh nghiệp du lịch cũng như giữa các doanh nghiệp du lịch và nhà cung ứng dịch vụ; sự ủng hộ của giới truyền thông và công tác kiểm tra giám sát thường xuyên nên đã kịp thời tháo gỡ được những khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai cũng như đề xuất bổ sung các chính sách mới góp phần triển khai thành công chương trình.
Hiện tại, khi chương trình “Ấn tượng Việt Nam” kết thúc, các doanh nghiệp còn đang băn khoăn vì chưa biết việc thu hút khách năm nay sẽ như thế nào, bởi hàng không sẽ tăng giá vé máy bay, mức giá giảm như năm ngoái không còn, các khách sạn đang rục rịch tăng giá do giá điện, nước tăng... và khi đó, giá tour sẽ tăng cao.
Mặc dù Tổng cục Du lịch khẳng định sẽ tiếp tục triển khai các chương trình khuyến mãi trên quy mô toàn quốc vào thời điểm thích hợp nhằm ứng phó với những khó khăn, thách thức trong năm 2010. Song đến giờ, vẫn chưa có thông tin nào về các chương trình đặc biệt nhằm hút khách du lịch nội địa năm 2010 được đưa ra./.
(Báo Tin Tức/Vietnam+)