Có sự tăng trưởng ấn tượng về mặt số lượng, khốidoanh nghiệp tư nhân đã thể hiện được sức sống mãnh liệt của tinh thần kinhdoanh Việt cũng như những tác động lớn từ cải cách về môi trường kinh doanh, đặcbiệt thể hiện qua Luật doanh nghiệp (1999 và 2005).
Cùng với thời gian, đặc biệt là trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế đượccoi là “lửa thử vàng” vừa rồi, thành phần kinh tế năng động này đã thể hiện khảnăng trụ vững tốt, nhưng sức mạnh bứt phá, khả năng nâng tầm chất lượng thì chưamạnh mẽ.
Ấn tượng năng động
Một báo cáo nhanh được thực hiện bởi Tổ công tác thi hành Luật doanhnghiệp và Đầu tư, Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) cho thấy, nếu chỉtính về số doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh, thì từ số lượng khoảng 31.000doanh nghiệp vào năm 2000, con số này đã nhanh chóng tăng lên 15 lần trong vẻnvẹn 9 năm.
Với hơn 83.000 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh mới trong năm 2009, con sốdoanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh khi cộng dồn lại đến tháng 12 năm 2009 đượcước tính đạt 460.000 doanh nghiệp.
So sánh với các loại hình doanh nghiệp khác thì khu vực doanh nghiệp tưnhân có số lượng tăng ấn tượng nhất và tạo nên sự tăng trưởng chính về mặt sốlượng cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Quy mô vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp trong khu vực tư nhân cũng tăngđáng kể. Tổng vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp tư nhân đã tăng 17 lần từkhoảng 38.700 tỷ đồng vào năm 2000 lên tới 657.000 tỷ vào năm 2008. Tính trungbình, vốn chủ sở hữu bình quân một doanh nghiệp dân doanh hiện nay đạt 5,2 tỷđồng so với 1,2 tỷ đồng vào năm 2000.
Đánh giá một cách toàn diện, việc tăng quy mô vốn chủ sở hữu của các doanhnghiệp trong khu vực tư nhân đã đi kèm với mức tăng rất ấn tượng về doanh thuthuần (tăng gần 16 lần), lợi nhuận (tăng 27 lần), tổng tài sản (tăng 24 lần)trong giai đoạn 2000-2008.
Đặc biệt, tốc độ tăng của tổng tài sản, lợi nhuận đã tăng nhanh hơn rấtnhiều so với tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu, thể hiện bằng việc nguồn vốn đầu tư của các nhà đầu tư và các cổ đông trong các doanh nghiệp tưnhân đã được sử dụng có hiệuquả.
Về khả năng tạo lợi nhuận, vào năm 2000 tính trung bình một doanh nghiệp tư nhân chỉ cóthể tạo ra được khoảng 54 triệu đồng lợi nhuận, thì con số này đãtăng lên gấp năm lần là 258 triệu vào năm 2008.
Ở góc độ một số chỉ số khác, mộtdoanh nghiệp dân doanh hiện nay cũng có mức tài sản trung bình là 14 tỷ đồng vàmức doanh thu thuần trung bình là 17 tỷ đồng, tăng hơn rất nhiều so với nhữngnăm đầu thập kỷ.
Doanh nghiệp tư nhân là khu vực tạo ra nhiều việc làm, và với việc tăngnhanh về số lượng, đây cũng là khu vực có tốc độ tạo ra việc làm lớn nhất so vớicác thành phần kinh tế khác.
Vắng bóng doanh nghiệp lớn
Số lượng những doanh nghiệp tư nhân lớn còn quá ít ỏi và các doanh nghiệpquy mô vừa cũng vắng bóng. Trong báo cáo top 500 doanh nghiệp lớn nhất màVietNam Report và Vietnamnet công bố, vào năm 2009 chỉ có 28,9% trong số cácdoanh nghiệp này là của khu vực tư nhân.
Con số này có tăng so với mức 24% của năm 2008 nhưng phần lớn sự tăngtrưởng này và cả tỷ trọng lớn trong số các doanh nghiệp tư nhân lớn này là nhờsố đáng kể là doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa. Số các doanh nghiệp lớn chỉ rấtgiới hạn trong một vài tên tuổi quen thuộc như Đồng Tâm, Kinh Đô, Trung Nguyên,Hòa Phát, Hoàng Anh Gia Lai, Saigon Invest, SSI, CMC..
Và trong danh sách 200 doanh nghiệp lớn nhất do UNDP công bố thì chỉcó 17 doanh nghiệp tư nhân. Báo cáo này cũng cho biết số doanh nghiệp tư nhânthực sự lớn lên từ xuất phát ban đầu là doanh nghiệp tư nhân rất hạn chế. Phầnlớn trong số 17 doanh nghiệp tư nhân đó là các doanh nghiệp được cổ phần hóa.
Trên thực tế, sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa rất gian nan. Môitrường kinh doanh cũng như những hạn chế về trình độ quản trị, điều hành, vốn,công nghệ... đã khiến cho các doanh nghiệp tư nhân khó có thể nhanh chóng lớnmạnh thành những đầu tàu cho nền kinh tế hoặc cho toàn bộ khu vực tư nhân.
Trong giai đoạn cuộc khủng hoảng kinh tế vừa rồi, những tác động với ViệtNam càng thể hiện sự cần thiết và vai trò của các doanh nghiệp lớn để cung cấpnguồn lực và là chỗ dựa để nhà nước triển khai những chính sách chống khủnghoảng kinh tế.
Các doanh nghiệp này không nhất thiết phải là các doanh nghiệp nhànước mà cần phải bao gồm cả các doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên, số lượng cácdoanh nghiệp tư nhân có thể đảm đương được vai trò đó dường như còn quá hạn chế.
Đã có một số doanh nghiệp tư nhân, bằng nhiều hình thức khác nhau, nỗ lựcxây dựng một thương hiệu Việt nhằm được biết tới trên thị trường quốc tế nhưHoàng Anh Gia Lai, Trung Nguyên, Phở 24, Sacombank, CAVICO, nhưng để trở thànhmột tập đoàn đa quốc gia theo đúng nghĩa thì quả là còn một chặng đường giannan.
Đây cần được coi là một trong những vấn đề chính sách cần được xử lý nhằmnâng cao hơn nữa chất lượng cũng như vai trò của khu vực doanh nghiệp tư nhântrong nền kinh tế./.
Cùng với thời gian, đặc biệt là trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế đượccoi là “lửa thử vàng” vừa rồi, thành phần kinh tế năng động này đã thể hiện khảnăng trụ vững tốt, nhưng sức mạnh bứt phá, khả năng nâng tầm chất lượng thì chưamạnh mẽ.
Ấn tượng năng động
Một báo cáo nhanh được thực hiện bởi Tổ công tác thi hành Luật doanhnghiệp và Đầu tư, Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) cho thấy, nếu chỉtính về số doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh, thì từ số lượng khoảng 31.000doanh nghiệp vào năm 2000, con số này đã nhanh chóng tăng lên 15 lần trong vẻnvẹn 9 năm.
Với hơn 83.000 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh mới trong năm 2009, con sốdoanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh khi cộng dồn lại đến tháng 12 năm 2009 đượcước tính đạt 460.000 doanh nghiệp.
So sánh với các loại hình doanh nghiệp khác thì khu vực doanh nghiệp tưnhân có số lượng tăng ấn tượng nhất và tạo nên sự tăng trưởng chính về mặt sốlượng cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Quy mô vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp trong khu vực tư nhân cũng tăngđáng kể. Tổng vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp tư nhân đã tăng 17 lần từkhoảng 38.700 tỷ đồng vào năm 2000 lên tới 657.000 tỷ vào năm 2008. Tính trungbình, vốn chủ sở hữu bình quân một doanh nghiệp dân doanh hiện nay đạt 5,2 tỷđồng so với 1,2 tỷ đồng vào năm 2000.
Đánh giá một cách toàn diện, việc tăng quy mô vốn chủ sở hữu của các doanhnghiệp trong khu vực tư nhân đã đi kèm với mức tăng rất ấn tượng về doanh thuthuần (tăng gần 16 lần), lợi nhuận (tăng 27 lần), tổng tài sản (tăng 24 lần)trong giai đoạn 2000-2008.
Đặc biệt, tốc độ tăng của tổng tài sản, lợi nhuận đã tăng nhanh hơn rấtnhiều so với tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu, thể hiện bằng việc nguồn vốn đầu tư của các nhà đầu tư và các cổ đông trong các doanh nghiệp tưnhân đã được sử dụng có hiệuquả.
Về khả năng tạo lợi nhuận, vào năm 2000 tính trung bình một doanh nghiệp tư nhân chỉ cóthể tạo ra được khoảng 54 triệu đồng lợi nhuận, thì con số này đãtăng lên gấp năm lần là 258 triệu vào năm 2008.
Ở góc độ một số chỉ số khác, mộtdoanh nghiệp dân doanh hiện nay cũng có mức tài sản trung bình là 14 tỷ đồng vàmức doanh thu thuần trung bình là 17 tỷ đồng, tăng hơn rất nhiều so với nhữngnăm đầu thập kỷ.
Doanh nghiệp tư nhân là khu vực tạo ra nhiều việc làm, và với việc tăngnhanh về số lượng, đây cũng là khu vực có tốc độ tạo ra việc làm lớn nhất so vớicác thành phần kinh tế khác.
Vắng bóng doanh nghiệp lớn
Số lượng những doanh nghiệp tư nhân lớn còn quá ít ỏi và các doanh nghiệpquy mô vừa cũng vắng bóng. Trong báo cáo top 500 doanh nghiệp lớn nhất màVietNam Report và Vietnamnet công bố, vào năm 2009 chỉ có 28,9% trong số cácdoanh nghiệp này là của khu vực tư nhân.
Con số này có tăng so với mức 24% của năm 2008 nhưng phần lớn sự tăngtrưởng này và cả tỷ trọng lớn trong số các doanh nghiệp tư nhân lớn này là nhờsố đáng kể là doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa. Số các doanh nghiệp lớn chỉ rấtgiới hạn trong một vài tên tuổi quen thuộc như Đồng Tâm, Kinh Đô, Trung Nguyên,Hòa Phát, Hoàng Anh Gia Lai, Saigon Invest, SSI, CMC..
Và trong danh sách 200 doanh nghiệp lớn nhất do UNDP công bố thì chỉcó 17 doanh nghiệp tư nhân. Báo cáo này cũng cho biết số doanh nghiệp tư nhânthực sự lớn lên từ xuất phát ban đầu là doanh nghiệp tư nhân rất hạn chế. Phầnlớn trong số 17 doanh nghiệp tư nhân đó là các doanh nghiệp được cổ phần hóa.
Trên thực tế, sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa rất gian nan. Môitrường kinh doanh cũng như những hạn chế về trình độ quản trị, điều hành, vốn,công nghệ... đã khiến cho các doanh nghiệp tư nhân khó có thể nhanh chóng lớnmạnh thành những đầu tàu cho nền kinh tế hoặc cho toàn bộ khu vực tư nhân.
Trong giai đoạn cuộc khủng hoảng kinh tế vừa rồi, những tác động với ViệtNam càng thể hiện sự cần thiết và vai trò của các doanh nghiệp lớn để cung cấpnguồn lực và là chỗ dựa để nhà nước triển khai những chính sách chống khủnghoảng kinh tế.
Các doanh nghiệp này không nhất thiết phải là các doanh nghiệp nhànước mà cần phải bao gồm cả các doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên, số lượng cácdoanh nghiệp tư nhân có thể đảm đương được vai trò đó dường như còn quá hạn chế.
Đã có một số doanh nghiệp tư nhân, bằng nhiều hình thức khác nhau, nỗ lựcxây dựng một thương hiệu Việt nhằm được biết tới trên thị trường quốc tế nhưHoàng Anh Gia Lai, Trung Nguyên, Phở 24, Sacombank, CAVICO, nhưng để trở thànhmột tập đoàn đa quốc gia theo đúng nghĩa thì quả là còn một chặng đường giannan.
Đây cần được coi là một trong những vấn đề chính sách cần được xử lý nhằmnâng cao hơn nữa chất lượng cũng như vai trò của khu vực doanh nghiệp tư nhântrong nền kinh tế./.
Nguyễn Huyền (Vietnam+)