Hội thảo góp ý cho Dự thảo xây dựng Hướng dẫn kỹ thuật lập báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với nhà máy điện hạt nhân diễn ra ngày 24/7, tại Hà Nội, do Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp với Cơ quan tổ chức hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức.
Góp ý cho dự thảo, các nhà khoa học cho rằng an toàn bức xạ là tiêu chí về tác động môi trường đối với nhà máy điện hạt nhân.
Hội thảo cũng ghi nhận nhiều ý kiến xác đáng góp ý cho việc xây dựng Hướng dẫn kỹ thuật lập đánh giá tác động môi trường đối với dự án nhà máy điện hạt nhân, trong đó đã đề cập hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam về an toàn bức xạ nói chung, đối với nhà máy điện hạt nhân nói riêng; sự khác biệt giữa quy trình đánh giá tác động môi trường giữa các dự án thông thường và dự án nhà máy điện hạt nhân tại Việt Nam; các công nghệ hạt nhân và các nguồn thải bức xạ từ hoạt động bình thường; các vấn đề về lựa chọn vị trí đánh giá hiện trạng môi trường khu vực dự kiến xây dựng nhà máy điện hạt nhân; các phương án đánh giá sự cố và các biện pháp ứng phó sự cố của nhà máy; phông phóng xạ tự nhiên và vấn đề quản lý an toàn bức xạ; sức khỏe của cộng đồng xung quanh dự án…
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Bùi Cách Tuyến khẳng định sự cần thiết phải có đánh giá tác động môi trường dự án nhà máy điện hạt nhân, bởi đây là lĩnh vực đặc biệt quan trọng, được Chính phủ quan tâm chỉ đạo sát sao. Do đó, cần phải xem xét nhiều vấn đề, trong đó nổi bật là vấn đề an toàn; nhất là trong bối cảnh Việt Nam còn thiếu về năng lực, kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
Đồng thời, đây cũng là tài liệu rất quan trọng sẽ giúp cho Bộ Tài nguyên và Môi trường, Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường thực hiện tốt nhiệm vụ của mình đối với loại hình dự án còn rất mới đối với Việt Nam.
Trên cơ sở đó, Thứ trưởng mong muốn các chuyên gia đóng góp trên tinh thần cởi mở, thẳng thắn nhằm để dự thảo Hướng dẫn được hoàn thiện hơn, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử nói chung và nhà máy điện hạt nhân nói riêng.
Theo đánh giá của Cục Thẩm định, nhu cầu sử dụng năng lượng điện tại Việt Nam ngày càng tăng trong khi các nguồn năng lượng khác đang gần cạn kiệt, nên năng lượng hạt nhân là thiết yếu.
Các khung pháp lý về vấn đề đánh giá tác động môi trường; những thách thức trong xây dựng đánh giá tác động môi trường đối với dự án nhà máy điện hạt nhân; yêu cầu của công tác xây dựng đánh giá tác động môi trường là nhằm đánh giá rủi ro, mức độ an toàn hoặc các yêu cầu tối thiểu mà nhà máy điện hạt nhân và các biện pháp phòng tránh những sự cố có thể xảy ra cho nhà máy điện hạt nhân./.
Góp ý cho dự thảo, các nhà khoa học cho rằng an toàn bức xạ là tiêu chí về tác động môi trường đối với nhà máy điện hạt nhân.
Hội thảo cũng ghi nhận nhiều ý kiến xác đáng góp ý cho việc xây dựng Hướng dẫn kỹ thuật lập đánh giá tác động môi trường đối với dự án nhà máy điện hạt nhân, trong đó đã đề cập hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam về an toàn bức xạ nói chung, đối với nhà máy điện hạt nhân nói riêng; sự khác biệt giữa quy trình đánh giá tác động môi trường giữa các dự án thông thường và dự án nhà máy điện hạt nhân tại Việt Nam; các công nghệ hạt nhân và các nguồn thải bức xạ từ hoạt động bình thường; các vấn đề về lựa chọn vị trí đánh giá hiện trạng môi trường khu vực dự kiến xây dựng nhà máy điện hạt nhân; các phương án đánh giá sự cố và các biện pháp ứng phó sự cố của nhà máy; phông phóng xạ tự nhiên và vấn đề quản lý an toàn bức xạ; sức khỏe của cộng đồng xung quanh dự án…
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Bùi Cách Tuyến khẳng định sự cần thiết phải có đánh giá tác động môi trường dự án nhà máy điện hạt nhân, bởi đây là lĩnh vực đặc biệt quan trọng, được Chính phủ quan tâm chỉ đạo sát sao. Do đó, cần phải xem xét nhiều vấn đề, trong đó nổi bật là vấn đề an toàn; nhất là trong bối cảnh Việt Nam còn thiếu về năng lực, kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
Đồng thời, đây cũng là tài liệu rất quan trọng sẽ giúp cho Bộ Tài nguyên và Môi trường, Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường thực hiện tốt nhiệm vụ của mình đối với loại hình dự án còn rất mới đối với Việt Nam.
Trên cơ sở đó, Thứ trưởng mong muốn các chuyên gia đóng góp trên tinh thần cởi mở, thẳng thắn nhằm để dự thảo Hướng dẫn được hoàn thiện hơn, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử nói chung và nhà máy điện hạt nhân nói riêng.
Theo đánh giá của Cục Thẩm định, nhu cầu sử dụng năng lượng điện tại Việt Nam ngày càng tăng trong khi các nguồn năng lượng khác đang gần cạn kiệt, nên năng lượng hạt nhân là thiết yếu.
Các khung pháp lý về vấn đề đánh giá tác động môi trường; những thách thức trong xây dựng đánh giá tác động môi trường đối với dự án nhà máy điện hạt nhân; yêu cầu của công tác xây dựng đánh giá tác động môi trường là nhằm đánh giá rủi ro, mức độ an toàn hoặc các yêu cầu tối thiểu mà nhà máy điện hạt nhân và các biện pháp phòng tránh những sự cố có thể xảy ra cho nhà máy điện hạt nhân./.
Lý Thanh Hương (TTXVN)