Một nghiên cứu quan trọng ở Mỹ được công bố ngày 10/8 cho biết các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng chỉ cần ăn hai lát thịt xông khói, một bánh hot dog hoặc một món thịt deli hàng ngày cũng có thể làm tăng đáng kể nguy cơ bị tiểu đường type 2.
Công trình nghiên cứu của các chuyên gia tại Trường Đại học Y tế Công cộng Harvard tính đến nay là nghiên cứu quy mô lớn nhất thuộc loại này và được đăng trên American Journal of Clinical Nutrition.
Theo kết quả nghiên cứu, việc ăn 50 gam thịt đỏ được chế biến mỗi ngày làm tăng 51% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, trong khi ăn 100 gam thịt đỏ chưa qua chế biến mỗi ngày, tương đương với miếng thịt có kích thước bằng một cỗ bài, làm tăng 19% nguy cơ mắc bệnh.
Tuy nhiên, những nguy cơ nói trên sẽ giảm thiểu nếu thịt đỏ được thay thế bằng các loại hạt, thịt trắng, sữa có hàm lượng béo thấp hoặc protein ngũ cốc nguyên hạt.
"Rõ ràng, kết quả của nghiên cứu này có ý nghĩa lớn lao đối với sức khỏe cộng đồng do sự gia tăng căn bệnh tiểu đường type 2 và việc tiêu thụ ngày càng nhiều các loại thịt đỏ trên thế giới," ông Frank Hu tác giả cấp cao của nghiên cứu này nói.
Các dữ liệu của nghiên cứu trên được tổng hợp từ việc phỏng vấn hơn 204.000 người ở Mỹ. Các đối tượng được theo dõi trong khoảng thời gian từ 14 đến 28 năm.
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Mỹ, bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến gần 350 triệu người lớn trên thế giới, và hơn 11% số người trưởng thành trên 20, tương đương 25,6 triệu người, ở Mỹ mắc bệnh này.
Tiểu đường type 2, một căn bệnh mãn tính liên quan đến các mức độ đường trong máu cao, thường bị gây ra bởi béo phì, thiếu vận động và thói quen ăn uống không lành mạnh. /.
Công trình nghiên cứu của các chuyên gia tại Trường Đại học Y tế Công cộng Harvard tính đến nay là nghiên cứu quy mô lớn nhất thuộc loại này và được đăng trên American Journal of Clinical Nutrition.
Theo kết quả nghiên cứu, việc ăn 50 gam thịt đỏ được chế biến mỗi ngày làm tăng 51% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, trong khi ăn 100 gam thịt đỏ chưa qua chế biến mỗi ngày, tương đương với miếng thịt có kích thước bằng một cỗ bài, làm tăng 19% nguy cơ mắc bệnh.
Tuy nhiên, những nguy cơ nói trên sẽ giảm thiểu nếu thịt đỏ được thay thế bằng các loại hạt, thịt trắng, sữa có hàm lượng béo thấp hoặc protein ngũ cốc nguyên hạt.
"Rõ ràng, kết quả của nghiên cứu này có ý nghĩa lớn lao đối với sức khỏe cộng đồng do sự gia tăng căn bệnh tiểu đường type 2 và việc tiêu thụ ngày càng nhiều các loại thịt đỏ trên thế giới," ông Frank Hu tác giả cấp cao của nghiên cứu này nói.
Các dữ liệu của nghiên cứu trên được tổng hợp từ việc phỏng vấn hơn 204.000 người ở Mỹ. Các đối tượng được theo dõi trong khoảng thời gian từ 14 đến 28 năm.
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Mỹ, bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến gần 350 triệu người lớn trên thế giới, và hơn 11% số người trưởng thành trên 20, tương đương 25,6 triệu người, ở Mỹ mắc bệnh này.
Tiểu đường type 2, một căn bệnh mãn tính liên quan đến các mức độ đường trong máu cao, thường bị gây ra bởi béo phì, thiếu vận động và thói quen ăn uống không lành mạnh. /.
Huy Lê (Vietnam+)